Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

CPI tháng 11 cao đến mức nào?

Tháng 11-2010, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của Hà Nội tăng 1,93% so với tháng trước, mức tăng cao nhất trong chín tháng trở lại đây. So với cùng cùng kỳ năm trước, CPI của Hà Nội tăng 11,41%. Còn tại TP. Hồ Chí Minh, CPI đã có mức tăng 1,73%.
 
TP. Hồ Chí Minh: chỉ số nhóm lương thực tăng mạnh nhất với 6,65%


Tại TP.Hồ Chí Minh, CPI tăng 1,73%. Đây là tháng có chỉ số giá tăng cao nhất kể từ đầu năm đến nay. Như vậy, trong 11 tháng qua, chỉ số giá đã có mức tăng 7,84% và tăng 9,13% so với cùng thời gian này năm ngoái.

Trong tháng này, cả 11 nhóm hàng tham gia tính CPI đều có mức tăng, cao nhất là nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống, nhóm tăng thấp nhất là nhóm bưu chính viễn thông 0,02%, các nhóm còn lại đa số đều có mức tăng trên 1%. Chỉ số nhóm lương thực tăng 6,65%, nhóm hàng thực phẩm tăng 2,88%.

Giá lương thực trong tháng tăng ở hầu hết các mặt hàng như: gạo các loại, bột mì ngũ cốc và lương thực chế biến. Giá thực phẩm tăng chủ yếu ở nhóm gia súc tươi sống, thịt chế biến, trứng các loại. Nhóm nhà ở, điện, nước, chất đốt, VLXD tăng 1,74% tập trung ở giá cho thuê nhà sở hữu tư nhân, xi măng, sắt xây dựng.

Tại Hà Nội, CPI tăng 1,93% so với tháng 10, là mức tăng cao nhất trong chín tháng trở lại đây. So với cùng kỳ năm trước, CPI của Hà Nội tăng 11,41%.
 
Lấp ló CPI cả nước

Việc CPI có mức tăng kỷ lục TP.Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh, khiến nhiều chuyên gia  dù  lạc quan nhất cũng phải sốc. Lý giải về việc nhóm hàng lương thực thực phẩm, nhóm nhà ở, điện, nước, chất đốt và vật liệu xây dựng tăng kỷ lục, các chuyên gia kinh tế cho rằng, bên cạnh nhu cầu tiêu dùng cuối năm tăng cao thì việc khu vực miền Trung - Tây Nguyên phải chịu những đợt lũ liên tiếp.

Theo chuyên gia kinh tế Nguyễn Minh Phong có 2 lý do để giải thích. Thứ nhất, xu hướng CPI các tháng cuối năm tăng là một điều bình thường. Tháng 11 cũng không ngoại lệ. Các nguyên nhân gây tăng giảm CPI về cơ bản vẫn tập trung vào những nhân tố quen thuộc, trước hết gắn với nhu cầu tiêu dùng lễ, tết. Thứ hai là sự điều chỉnh giá cả những hàng hóa đầu vào nhạy cảm trên diện rộng, tác động nhân quả dây chuyền, nhất là ở các đô thị tập trung dân cư và có quy mô thị trường tiêu thụ lớn.

Đã có nhiều các ước đoán về CPI cả nước. Các luồng quan điểm cũng trái ngược. Chẳng hạn như, Trung tâm Thông tin và Dự báo kinh tế xã hội quốc gia dự báo CPI tháng 11 tăng 0,8%. Nhiều chuyên gia khác cho rằng, thị trường đã phản ánh CPI một cách trung thực, CPI thực tế sẽ cao hơn ước đoán .

(Báo Đại Đoàn Kết)

  • Thiệt vì đô la hóa
  • Sông ngòi dày đặc, Việt Nam vẫn là quốc gia thiếu nước
  • Đừng để muối tan về biển !
  • Miễn, giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp: Lấy ngắn nuôi dài
  • Nhiều bất cập trong quản lý đường thủy ở TP Hồ Chí Minh
  • Có nên cấp vốn trở lại cho Petro Vietnam?
  • Những dấu hiệu chờ
  • Cải thiện môi trường kinh doanh nhờ thực thi chính sách tốt và duy trì cải cách
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi