Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Đất Dự án Tân Sơn Nhất – Bình Lợi – Vành đai ngoài: Chưa xây đã lo kích giá

Dự án đường Tân Sơn Nhất – Bình Lợi – vành đai ngoài (VĐN) rộng tới trên 60m, có vai trò kết nối giữa phía đông - tây TP.HCM, gắn liền các KCN, sân bay và cảng biển, giảm áp lực lưu thông cho sân bay Tân Sơn Nhất đang dần nên hình nên dạng. Chính yếu tố này đã khiến thị trường địa ốc dọc dự án này đã trở nên sôi động, nhiều tin đồn giá nhà đất đang sốt.

Giá tăng

Dạo một vòng theo dọc dự án, từ quận Thủ Đức đến phường 2 Tân Bình chúng tôi nhận thấy tình hình mua bán đất đai rất im ắng, các trung tâm môi giới địa ốc chỉ đếm được trên đầu ngón tay, chủ yếu là trung tâm nhỏ lẻ. Riêng ở khu vực phường 13, quận Bình Thạnh (nơi đã hoàn tất công tác bồi thường đền bù giải toả) những nhà trước đây ở trong hẻm nay trở thành mặt tiền vẫn chưa kịp chỉnh trang, vẫn mấp mô lụp xụp. Ở đây có thể thấy sự nhộn nhịp của giới cò đất. Ở các ngã tư các tài xe ôm cũng kiêm thêm nghề cò đất, trong các quán cà phê câu chuyện về giá nhà đất cũng được bàn tán râm ran…

Trên các trang rao vặt, sàn nhà đất “ảo”... trong những ngày qua đã xuất hiện dày đặc những dòng chào mời như: “bán đất dự án đón đầu đường vành đai ngoài rộng 60m với lô đất nằm trên đường số 20 phường Hiệp Bình Chánh, quận Thủ Đức (sau công ty Mosfly) gần cầu Bình Triệu. Diện tích khuôn viên 150m2 (7,9 x 19m) sổ đỏ (7,9 x 15m), giá bán 15 triệu/m2, chỉ cần thanh toán trước 30%, số còn lại thanh toán sau khi làm xong giấy tờ”; “bán căn hộ cao cấp thuộc cao ốc Cửu Long, một cao ốc được thiết kế 9 tầng hiện đại, nằm trong tổng thể quy hoạch khu dân cư trung tâm thương mại Bình Hoà, có quy mô 16ha. Chỉ cách đường Nơ Trang Long 100m và nằm ngay mặt tiền đường vành đai Tân Sơn Nhất – Bình Lợi (lộ giới 60m)”... Cũng có rất nhiều người không có nhu cầu bán đất nhưng cũng rao: “cho thuê đất dựng biển quảng cáo gần đường Tân Sơn Nhất – Bình Lợi”... Theo giới cò đất ở dọc khu vực tuyến đường đi qua như Tân Bình, Bình Thạnh, Gò Vấp, Thủ Đức, rất nhiều dự án đất ở đây đã được chuẩn bị, chỉ chờ khi nào tuyến đường này được xây dựng hoàn chỉnh sẽ bung hàng.

Theo ghi nhận của Sài Gòn Tiếp Thị, ngày 27.8, giá rao bán của nhiều lô đất nền và căn hộ chung cư ở khu vực phường Hiệp Bình Phước (gần cầu Bình Triệu) đã tăng từ 10 –15%; đất ở khu vực phường 2, 3, 4 quận Tân Bình tăng 5 – 10%. Các vị trí khác như đoạn hai từ ngã năm Chú Ía đến đường Phan Văn Trị (giáp ranh quận Bình Thạnh), phần nhà đất phía sau tu viện Đa Minh, nhóm nhà ở của công ty địa ốc Gò Môn, phần nhà đất phía trước nhà xưởng của công ty cổ phần nhiên liệu Sài Gòn, đoạn tại giao lộ giữa Lê Quang Định và Nguyên Hồng, giáp ranh khuôn viên chùa Phổ Minh… giá rao đều tăng khoảng 5 – 7%.

Giao dịch chưa tăng

Tuy giá nhà đã tăng như vậy nhưng theo nhận xét của ông Nguyễn Văn Thịnh, phó giám đốc trung tâm địa ốc Tiến Thịnh (quận Bình Thạnh) thì lượng giao dịch kể cả thành và không thành lại không tăng. Nguyên nhân là do dự án chưa tiến hành đền bù giải toả xong, con đường cũng chưa nên hình nên dạng; diện mạo của những khu dân cư dọc suốt tuyến đường vẫn chưa được xây dựng lại nên quang cảnh chưa trở nên sôi động và sầm uất. Mặt khác, thông tin về việc nắn đường, nắn tuyến được các phương tiện truyền thông đăng tải cũng ảnh hưởng nhiều đến tâm lý của nhà đầu tư. Bởi họ không biết việc thay đổi này có ảnh hưởng đến mảnh đất mà họ nhắm đến hay không.

Một giám đốc trung tâm địa ốc cho biết, lượng khách đến giao dịch thành tại trung tâm của ông chỉ tăng được khoảng 5% trong suốt ba tháng qua. Cụ thể, ở thời điểm tháng 6, 7, trung tâm ông giao dịch thành công khoảng 10 hợp đồng và con số ấy cũng giữ cho đến thời điểm hiện tại.

Ông Lê Thuận, một cò đất ở khu vực Bình Lợi, đường Nơ Trang Long thật thà cho biết, tuy nói giá đất nóng như vậy, nhưng từ đầu tháng 8 đến giờ ông vẫn chưa dẫn mối thành công vụ nào. Khách chỉ đến hỏi thăm, ngó ngàng rồi đi luôn. Ông Thuận nhận định, những đối tượng tìm đến mua nhà chủ yếu là những người mua để ở, với nhà có giá trị thấp. Do vậy, có lẽ nhìn công trình còn đang bộn bề, bồi thường giải phóng mặt bằng chưa xong nên khách e ngại.

Tuy nhiên, đánh giá về triển vọng nhà đất ở khu vực này trong thời gian tới thì đại diện của rất nhiều trung tâm địa ốc, kể cả nhà đầu tư đều tỏ ra khá lạc quan. Cơ sở để đưa ra nhận định đó chính là con đường vành đai ngoài to đẹp, nối từ sân bay Tân Sơn Nhất qua cầu Bình Triệu sẽ giúp khoảng cách giữa khu vực vùng ven và khu vực nội thành xích lại gần nhau.

(Theo bài và ảnh Quang Linh/SGTT)

  • Bưu chính: Cần có luật nhưng tránh độc quyền
  • Hai kịch bản tăng trưởng và lạm phát năm 2010
  • Hành chính hoá tập đoàn?
  • Nâng cao chất lượng quyết định kế hoạch phát triển
  • Kinh tế 8 tháng: Bức tranh đang sáng
  • Mục tiêu chính sách tiền tệ hậu suy thoái: Kiềm chế lạm phát, hỗ trợ tăng trưởng
  • Kinh tế "bơi" qua khủng hoảng nhờ nông nghiệp
  • Tiếp tục kích cầu để tăng trưởng
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi