Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Đấu thầu qua mạng: Lợi ích kép

 Bộ KH-ĐT vừa tổ chức hội nghị triển khai Thông tư số 17/2010/TT-BKH quy định chi tiết thí điểm đấu thầu qua mạng. Động thái này đánh dấu một bước chuyển mới trong công tác quản lý nhà nước về đấu thầu, tạo tiền đề cho sự hình thành một cách làm mới hiệu quả hơn…

 
Việc đấu thầu qua mạng sẽ góp phần tiết kiệm ngân sách và công khai, minh bạch thông tin với các nhà thầu. Trong ảnh: Hoạt động nghiệp vụ tại Công ty Điện toán và truyền số liệu thuộc VNPT - một trong những đơn vị sẽ tham gia thí điểm đấu thầu trên mạng. Ảnh: Thanh Hải

Những ưu điểm nhìn thấy rõ
Ông Lê Văn Tăng, Cục trưởng Cục Quản lý đấu thầu (Bộ KH-ĐT) cho biết, Thông tư 17/2010/TT-BKH có hiệu lực từ ngày 15-9-2010 là khung pháp lý đầu tiên về đấu thầu qua mạng. Trong đó quy định rõ đối tượng áp dụng đấu thầu qua mạng là các gói thầu dịch vụ tư vấn, mua sắm hàng hóa, xây lắp thông qua hình thức đấu thầu rộng rãi và chào hàng cạnh tranh trong nước. Quy trình đấu thầu truyền thống dựa trên giấy tờ sẽ được thay thế bằng quy trình tự động hóa trên máy tính như kế hoạch đấu thầu, thông báo mời thầu, nộp hồ sơ dự thầu, lập biên bản mở thầu, kết quả đấu thầu, kiến nghị trong đấu thầu. Các bên tham gia sẽ được cấp chứng thư số truy cập vào hệ thống, sử dụng chữ ký số để đấu thầu qua mạng và được công nhận giá trị pháp lý. Việc làm này được sự ủng hộ rất lớn của dư luận xã hội và các nhà thầu, đặc biệt là với hoạt động mua sắm công. Họ hy vọng một giai đoạn mới trong đấu thầu sẽ mở ra với nhiều tiến bộ: công bằng, minh bạch, tiết kiệm chi phí và hiệu quả.

Khi đi vào hoạt động, hệ thống đấu thầu điện tử sẽ phát huy tác dụng tích cực và hỗ trợ các nhà thầu đến mức tối đa. Ví dụ, nhà thầu không phải đi từ TP Hồ Chí Minh ra Hà Nội để mua hồ sơ mời thầu, làm các thủ tục đăng ký... mất thời gian, tốn chi phí và công sức. Cơ quan quản lý có danh sách nhà thầu đăng ký tham gia một cách công khai và đánh giá công tâm nhất. Họ có thể "đọc" những thông tin liên quan, thấy rõ năng lực của DN một cách vô tư mà không bị can thiệp hay phân tán bởi những động tác ngoài lề. Mặt khác, do nhà thầu chỉ ở văn phòng để đăng ký nên không có cơ hội gặp gỡ, cấu kết với nhau, từ đó giảm thiểu được sự móc ngoặc, liên kết "ma" hoặc thông thầu giữa các DN.
Các nhà thầu là những tổng công ty, DN uy tín cho rằng, việc thí điểm đấu thầu qua mạng là một bước tiến giàu ý nghĩa trong phòng chống tham nhũng. Họ khẳng định, nếu đơn vị mình không đạt yêu cầu, bị loại khỏi vòng đua là chuyện bình thường và sẵn sàng chấp nhận, còn hơn là phải tiếp tục trò tù mù, đôi khi thiếu minh bạch.

Tiến tới áp dụng đại trà
Tuy vậy, đấu thầu qua mạng cũng vấp phải một số khó khăn ban đầu cần nhận rõ và tìm biện pháp khắc phục để có thể phát huy những ưu điểm trong tương lai gần. Đó là, thực trạng cơ sở hạ tầng thông tin ở Việt Nam chưa hoàn thiện, có thể gây những lỗi kỹ thuật không mong muốn, ảnh hưởng đến quyền lợi và tính hợp pháp trong việc đăng ký đấu thầu của nhà thầu. Nhận thức về đấu thầu qua mạng của nhiều DN chưa đầy đủ do đây là vấn đề hết sức mới mẻ và kiến thức về lĩnh vực này còn yếu, chưa thể trở nên phổ biến một sớm một chiều. Trong một chừng mực nào đó, sẽ có những ý kiến không thuận từ cá nhân, tổ chức hoặc địa phương nào đó có thẩm quyền tìm cách ngăn cản tiến trình công khai, phổ biến hoạt động đấu thầu qua mạng khi quyền lợi liên quan bị ảnh hưởng.

Lãnh đạo Bộ KH-ĐT và các địa phương cho biết, trong thời gian tới, việc đào tạo, tập huấn triển khai Thông tư 17 sẽ được thực hiện tích cực và rộng rãi trên phạm vi cả nước. Bộ KH-ĐT sẽ chỉ đạo các đơn vị hợp tác chặt chẽ với các địa phương, bộ, ngành để khắc phục những khó khăn, vướng mắc nhằm hoàn thiện và nhanh chóng áp dụng rộng rãi đấu thầu qua mạng. Thực hiện cách làm này chắc chắn một phần tiền ngân sách sẽ được tiết kiệm và góp phần triệt tiêu tối đa những cơ hội móc ngoặc, tiêu cực...; bên cạnh đó chất lượng hàng hóa, chất lượng các công trình, dự án đấu thầu sẽ được nâng cao khi các nhà cung cấp, các đơn vị thi công là những DN có uy tín và tiềm lực, khả năng để thực hiện.

 

( Theo Hồng Sơn // Báo Hà nội mới Online )

  • Phát triển thương mại theo chiều sâu: Hai hướng đi chủ yếu
  • Kiến nghị giảm phát hành TPCP trong năm 2011: Bớt áp lực lên nợ công
  • 10 giải pháp nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế
  • Những doanh nghiệp tư nhân tài giỏi không phải là hiếm
  • Một số ý kiến về Chiến lược phát triển 2011 – 2020
  • Điểm nhấn đột phá về thể chế
  • Nỗ lực thực thi các mục tiêu thiên niên kỷ
  • Kẻ khổng lồ bên cạnh ta: Chủ nợ của thế giới
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi