Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Điểm nhấn đột phá về thể chế

Trong số 3 đột phá chiến lược được nêu ra trong Chiến lược Phát triển kinh tế - xã hội 2011 – 2020 là thể chế, nguồn nhân lực, hạ tầng, thì đột phá thể chế kinh tế có ý nghĩa quan trọng nhất trong tạo động lực cho phát triển kinh tế đất nước những thập niên tới.
 
Có thể nói, lựa chọn khâu đột phá thể chế để tạo động lực cho phát triển của Việt Nam trong thời gian tới là sự lựa chọn đúng đắn về khoa học, dũng cảm về chính trị và có ý nghĩa quyết định sự phát triển nhanh và bền vững của đất nước.

Cần nhấn mạnh rằng, về thuật ngữ, chỉ dùng đuôi “định hướng xã hội chủ nghĩa” gắn với “nhà nước pháp quyền” hay bất kỳ thể chế chính trị nào ở nước ta, nhưng không nên dùng chúng để gắn với khái niệm “kinh tế thị trường”. Sự tách bạch về thuật ngữ và điều chỉnh, bổ sung đầy đủ hơn về khâu đột phá thể chế trên đây là cần thiết do một số nguyên nhân sau:

Thứ nhất, việc điều chỉnh như vậy sẽ minh bạch hơn và khoa học hơn, giải tỏa được những khúc mắc về nhận thức không đáng có, trong khi vẫn bảo đảm nguyên tắc giữ được mục tiêu định hướng xây dựng và phát triển xã hội xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam trong tương lai, vì ta có Nhà nước xã hội chủ nghĩa như một chủ thể bảo đảm quan trọng nhất cho điều đó.

Thứ hai, đảm bảo tính cơ sở khoa học và thực tiễn phân biệt rõ và dứt khoát tính chất chủ quan của thể chế chính trị với tính chất khách quan của các thể chế kinh tế thị trường trong bối cảnh hội nhập quốc tế.

Các thể chế chính trị có tính chất đa dạng, tùy vào lựa chọn chủ quan và điều kiện lịch sử cụ thể của mỗi quốc gia và không nằm trong yêu cầu hội nhập quốc tế. Trong khi đó, về phương diện pháp lý, các thể chế kinh tế thị trường lại cần tuân thủ luật chơi chung trong sân chơi kinh tế thị trường thống nhất cả trên phạm vi toàn cầu, lẫn trong một quốc gia. Về nguyên tắc, các thể chế này hình thành và vận hành theo yêu cầu của các quy luật kinh tế khách quan và các cam kết, cũng như các tiêu chuẩn và thông lệ quốc tế mà mỗi nước phải nhận thức đúng, đầy đủ, tự nguyện tham gia và bắt buộc phải thực hiện, nếu không muốn bị loại khỏi sân chơi chung này.

Thứ ba, tạo thuận lợi để Việt Nam sớm được thế giới công nhận là quốc gia có nền kinh tế thị trường đầy đủ theo lộ trình hội nhập trong khuôn khổ Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) và các định chế quốc tế khác. Cần thấy rằng, không thể có kinh tế thị trường được cộng đồng quốc tế thừa nhận, nếu các thể chế kinh tế thị trường trong nước không cùng tên gọi và luật chơi với các thể chế kinh tế thị trường chuẩn quốc tế để tạo sân chơi bình đẳng, lành mạnh, khớp nối đồng bộ, hài hòa và vận hành thông suốt với các thể chế kinh tế thị trường của các quốc gia khác.

Thứ tư, đảm bảo sự đồng bộ trong đột phá thể chế, thúc đẩy cải cách thể chế từ trên xuống, từ vĩ mô tới vi mô, tạo động lực mạnh mẽ về chất cho giai đoạn phát triển mới của đất nước.

Đột phá thể chế cần bảo đảm yêu cầu tôn trọng các quy luật khách quan của kinh tế thị trường, bảo đảm tính đồng bộ giữa các bộ phận cấu thành của thể chế kinh tế, các yếu tố thị trường và các loại thị trường; giữa thể chế kinh tế với thể chế chính trị; giữa Nhà nước, thị trường và xã hội, đồng thời phải phù hợp với điều kiện cụ thể của Việt Nam; bảo đảm phân công rành mạch, phối hợp chặt chẽ, có hiệu quả giữa các cơ quan lập pháp, hành pháp, tư pháp; nâng cao chất lượng quy hoạch, năng lực dự báo và khả năng phản ứng chính sách; bảo đảm quản lý thống nhất về quy hoạch và những định hướng phát triển, đồng thời đề cao vai trò chủ động, tinh thần trách nhiệm, nâng cao năng lực của từng cấp, từng ngành và cơ sở…

Đặc biệt, cần thúc đẩy đồng bộ cải cách hệ thống tổ chức, phân cấp chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm, các quy trình và thủ tục hành chính trong toàn bộ quá trình xây dựng, thực thi, giám sát và chế tài pháp luật; xây dựng và duy trì hiệu quả mối quan hệ đối tác giữa cơ quan lập pháp với các tổ chức xã hội, doanh nghiệp và người dân. Nói cách khác, để tạo đột phá thể chế đúng, cần phải chú trọng bộ máy, công cụ, quy trình làm ra luật pháp, chứ không phải cải cách luật pháp là chính, càng không thể quy cải cách thể chế chỉ là một bộ phận trong cải cách hành chính với trọng tâm là cải cách thủ tục hành chính như quan niệm hạn hẹp và né tránh bấy lâu nay.

Quá trình cải cách thể chế cần tạo ra nền hành chính tốt, hệ thống pháp luật tốt, được vận hành bởi đội ngũ cán bộ có năng lực và trách nhiệm cao, trong sự giám sát rộng rãi và thường xuyên của xã hội. Vì vậy, cải cách thể chế rất cần quyết tâm chính trị ở cấp cao nhất và đội ngũ những người thực thi dũng cảm, chuyên nghiệp, đủ lực, đủ quyền và được bảo vệ tốt; cần đột phá và chống tham nhũng ngay từ công tác cán bộ.

(*) Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế - xã hội Hà Nội

(Theo TS. Nguyễn Minh Phong (*) // Báo đầu tư)

  • Nỗ lực thực thi các mục tiêu thiên niên kỷ
  • Kẻ khổng lồ bên cạnh ta: Chủ nợ của thế giới
  • Tụt hạng tín nhiệm, có quá lo?
  • Cuối năm 2010: Ngành nào "hot" nhất ?
  • Nợ công của Việt Nam: "Quán xuyến nợ ngầm", khó cũng phải làm
  • Việt Nam tiếp tục là điểm đến của các doanh nghiệp Thụy Sĩ
  • Bệ phóng kinh tế 2011
  • Việt Nam vẫn là thị trường hàng đầu
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi