Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Đấu thầu qua mạng: Minh bạch hóa mua sắm công

Hệ thống đấu thầu điện tử góp phần phát triển thương mại điện tử và cải cách thủ tục hành chính. Ảnh: Hà Thanh
Việc triển khai rộng rãi đấu thầu điện tử sẽ mở ra bước ngoặt lớn trong lộ trình hiện đại hoá công tác đấu thầu, phòng, chống tham nhũng trong mua sắm công của Việt Nam.
 
Đấu thầu qua mạng giúp giảm chi phí, hạ giá thành, giúp Việt Nam tiếp cận những tiến bộ của thế giới trong mua sắm công. Đó là khẳng định của Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Đặng Huy Đông tại Hội nghị triển khai Thông tư 17/2010/TT-BKH quy định chi tiết thí điểm đấu thầu qua mạng, vừa được tổ chức tại Hà Nội. Việc mới đây, một gói thầu được mở thành công, với sự tham gia của 14 nhà thầu, mà chỉ mất 1 phút để mở hồ sơ có thể coi là ví dụ điển hình.

Nhưng quan trọng hơn, theo Thứ trưởng Đặng Huy Đông, hệ thống đấu thầu điện tử (e-GP) còn góp phần giảm thiểu cơ hội tham nhũng. "Hệ thống đấu thầu điện tử có thể tự động hóa các quy trình đấu thầu bắt buộc. Do vậy, cả bên mời thầu và nhà thầu đều không thể làm chệch hướng các quy trình này như cách làm truyền thống. Ngoài ra, e-GP có thể xử lý quy trình đấu thầu trực tuyến và thu thập mọi dữ liệu về hoạt động đấu thầu một cách tự động, nên sự tiếp xúc trực tiếp giữa bên mời thầu và nhà thầu là không cần thiết", Thứ trưởng Đông lý giải và cho biết, e-GP còn góp phần phát triển thương mại điện tử và cải cách thủ tục hành chính.

Bắt đầu hoạt động từ đầu tháng 9/2009, khi Hệ thống mua sắm Chính phủ điện tử chính thức được bàn giao (tại địa chỉ: http://muasamcong.mpi.gov.vn), tới nay, việc thí điểm đấu thầu điện tử vẫn đang được thực hiện ở UBND TP. Hà Nội, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) và Tập đoàn Bưu chính - Viễn thông Việt Nam (VNPT). Đầu tháng 9 này, Thông tư 17/2010/TT-BKH cũng đã chính thức có hiệu lực, mở ra bước ngoặt lớn trong lộ trình hiện đại hoá công tác đấu thầu, phòng, chống tham nhũng trong mua sắm công của Việt Nam.

Theo quy định tại Thông tư 17/2010/TT-BKH, các nhà thầu sẽ được tạo điều kiện thuận lợi tối đa để thực hiện đấu thầu qua mạng. Các vấn đề liên quan tới lỗi file đính kèm, hay trường hợp không thể gửi toàn bộ hồ sơ dự thầu... đều sẽ được xử lý một cách hợp lý dựa trên các quy định của Thông tư 17/2010/TT-BKH-ĐT. Có thể nói, Thông tư sẽ "mở đường" cho việc triển khai đấu thầu qua mạng trong tương lai.

Thực tế cho thấy, dù đã được tích cực triển khai tại 3 đơn vị nói trên, nhưng hiện nay, việc thí điểm đấu thầu qua mạng mới chỉ được thực hiện với các gói thầu nhỏ, mà theo thông tin từ ông Lê Văn Tăng, Cục trưởng Cục Đấu thầu (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), gói thầu lớn nhất chỉ có giá trị 61 triệu đồng.

Mặc dù vậy, trao đổi với báo giới, ông Tăng không giấu tham vọng, việc đấu thầu điện tử sẽ được triển khai rộng rãi. "Đấu thầu điện tử là bước chuyển đổi quan trọng trong việc mua sắm của Chính phủ, nhằm minh bạch và chống lãng phí. Năm đầu thực hiện thí điểm ở 3 đơn vị, sau đó mời các bộ, ngành, địa phương tham gia thực hiện hình thức này. Kế hoạch của chúng tôi là đến năm 2015, sẽ có 15-20% số gói thầu mua sắm Chính phủ được thực hiện qua mạng", ông Tăng nói và chia sẻ hy vọng rằng, tới đây, sẽ có những gói thầu trị giá lớn, có thể lên tới cả trăm triệu USD được đấu thầu bằng hình thức này.

Cũng theo ông Tăng, mục tiêu phòng, chống tham nhũng, công khai, minh bạch trong mua sắm công là không thay đổi, nên chắc chắn, việc đấu thầu qua mạng sẽ được triển khai rộng rãi hơn trong tương lai. Tuy nhiên, trở ngại hiện nay là hệ thống hạ tầng chưa thật sự đầy đủ, đồng bộ. "Nhưng trở ngại lớn nhất không nằm ở cơ sở hạ tầng, mà là ở ý thức của các chủ đầu tư. Đấu thầu qua mạng có thể sẽ triệt tiêu một số quyền, làm ảnh hưởng tới lợi ích của một số cá nhân, do vậy, chủ đầu tư cần phải có quyết tâm lớn trong thực hiện đấu thầu qua mạng", ông Tăng nhấn mạnh.

Đáng mừng là, cho tới nay, cả 3 đơn vị thí điểm đều có một quyết tâm chung. "VNPT đang dự kiến lựa chọn 12 gói thầu tư vấn, mua sắm hàng hóa, xây lắp để thí điểm và sẽ tiếp tục mở rộng trong các đơn vị thành viên VNPT. Chúng tôi cam kết sẽ tiếp tục thí điểm đấu thầu qua mạng", ông Tô Mạnh Cường, Phó tổng giám đốc VNPT cho biết.

Các khẳng định tương tự cũng đã được đưa ra từ đại diện của UBND TP. Hà Nội và EVN.

Hệ thống đấu thầu điện tử Việt Nam là một trong 8 chương trình trọng tâm của Chính phủ điện tử và việc ứng dụng đấu thầu điện tử đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong mua sắm công của Việt Nam. Các lợi ích của hệ thống đấu thầu điện tử cũng đã được khẳng định. Tuy vậy, sẽ không đơn giản để việc đấu thầu qua mạng được triển khai rộng khắp. Chính vì vậy, theo Thứ trưởng Đặng Huy Đông, để hoạt động mua sắm công có hiệu quả, cần nâng cao chất lượng hạ tầng kỹ thuật, thay đổi nhận thức về đấu thầu điện tử, không ngừng đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực...

(Theo Nguyên Đức // Báo đầu tư)

  • Khoảng doãng
  • "Gác giữ màu xanh" cho vườn quốc gia Phước Bình
  • Kinh tế Việt Nam về đích cần vượt 3 chướng ngại
  • Người nước ngoài nói gì về kinh tế Việt Nam?
  • Liên kết để phát triển Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung
  • Tăng ngân sách cho Hà Nội: Nhất thời hay thường xuyên?
  • Môi trường kinh doanh tại Việt Nam xếp hạng 11 từ dưới lên
  • Kẻ khổng lồ bên cạnh ta: Quân bài nhân công rẻ mạt
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi