Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Khoảng doãng

Ảnh minh họa. Nguồn: Corbis
Đã có một khoảng doãng khá xa giữa thực tế các yếu tố tác động trực tiếp đến tình hình sản xuất - kinh doanh của quý II và mong muốn của doanh nghiệp trong quý III.
 
Kết luận này được nhìn thấy từ Báo cáo động thái doanh nghiệp Việt Nam (VbiS) quý II và quý III/2010 do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) vừa công bố.

Trong báo cáo này, kỳ vọng của các doanh nghiệp về thay đổi mang tính đột phá trong những “nút thắt” của nền kinh tế dường như quá lớn so với động thái chính sách và hành động cụ thể từ phía các cơ quan nhà nước.

Cụ thể, nếu điểm cho điều kiện hạ tầng tiện ích (gồm điện, nước, xử lý nước thải…) thực tế trong quý II là 0, thì mong muốn mà các doanh nghiệp chờ đợi vào sự cải thiện quý III là 31 điểm. Khả năng tiếp cận vốn vay thực tế quý II được 5 điểm, thì dự cảm cho quý III tăng lên tới 24 điểm. Tiêu chí cung ứng lao động có tay nghề cao cũng có khoảng cách 16 điểm giữa thực tế quý II và mức kỳ vọng trong quý III.

Cũng phải nói thêm là, các khoảng doãng giữa thực tế quý II và mong muốn quý III trong các yếu tố tác động trực tiếp tới sản xuất - kinh doanh khác, như việc cấp đất và giải phóng mặt bằng cho mở rộng sản xuất, điều kiện hạ tầng giao thông, tiếp cận nguồn thông tin về thị trường, công nghiệp, nhu cầu thị trường trong nước, quốc tế…, ở mức dưới 10 điểm.

Ngay bản thân các chuyên gia nghiên cứu của VCCI đã thừa nhận, có sự kỳ vọng quá cao vào những thay đổi lớn chỉ trong khoảng thời gian 1 quý. Nếu như những thay đổi trong các tiêu chí này không đạt được ở mức độ nào đó, khả năng đổi chiều của xu thế lạc quan trong thời gian tới rất dễ xảy ra.

Chỉ xét riêng tới tiêu chí về tiếp cận vốn, ở thời điểm cuộc khảo sát được thực hiện (đầu quý III/2010), Chính phủ đã phát đi thông tin sẽ có giải pháp nhằm ổn định mức lãi suất cho vay dưới 12%. Có lẽ chính điều này mang tới sự kỳ vọng rất lớn cho doanh nghiệp khi mức dưới 12% được 94% trong tổng số gần 400 doanh nghiệp tham gia khảo sát cho là có thể chấp nhận được.

Tuy nhiên, với các động thái hiện tại của các ngân hàng thương mại, khả năng giữ mức lãi suất cho vay theo kỳ vọng này rất khó đạt được khi mức lãi suất huy động trung bình trong tuần 2 của tháng 9 của 36 ngân hàng thương mại đang ở mức khoảng 11,06%. Các mức lãi suất cho vay của các ngân hàng thương mại cũng đều đang công bố ở mức trên 12,5%. Hơn thế, trên thực tế, 66% trong số các doanh nghiệp tham gia khảo sát cho biết đang vay với mức lãi suất trên 12%.

Trong số những yếu tố hạ tầng ảnh hưởng nghiêm trọng nhất tới hoạt động sản xuất - kinh doanh của doanh nghiệp, thiếu điện và ách tắc giao thông được coi là hai yếu tố hàng đầu, với tỷ lệ doanh nghiệp chịu tác động là 55%. Khả năng cải thiện các yếu tố này vào quý III cũng không đơn giản khi các vấn đề này thuộc nhóm yếu tố môi truờng đầu tư mang tính dài hạn. Tuy nhiên, nếu nhìn vào những tiến độ của nhiều dự án trong ngành điện, giao thông hiện tại với các độ trễ không nhỏ, khả năng cải thiện trong thời gian gần hầu như chưa hội tụ đủ các điều kiện.

ở một góc nhìn khác, sự kỳ vọng cao của cộng đồng doanh nghiệp trong các yếu tố tác động trực tiếp tới hoạt động sản xuất - kinh doanh cho thấy những đòi hỏi ngày càng khắt khe hơn của doanh nghiệp với Chính phủ, các cơ quan quản lý nhà nước trong điều hành chính sách kinh tế, nhất là trong bối cảnh thị trường trong nước và thế giới đang diễn biến phức tạp. Trong phần điểm chấm cho các yếu tố chính sách và điều hành kinh tế vĩ mô, các doanh nghiệp miền Trung thậm chí còn cho rằng, hiệu lực thực hiện và áp dụng các quy định pháp lý, chính sách và thủ tục hành chính trên thực tế của quý III có thể không tốt được như quý II/2010. Lo ngại này có thể khiến xu thế lạc quan về môi trường kinh doanh bị ảnh hưởng trong lần công bố tới.

(Theo Bảo Duy // Báo đầu tư)

  • Đấu thầu qua mạng: Minh bạch hóa mua sắm công
  • "Gác giữ màu xanh" cho vườn quốc gia Phước Bình
  • Kinh tế Việt Nam về đích cần vượt 3 chướng ngại
  • Người nước ngoài nói gì về kinh tế Việt Nam?
  • Liên kết để phát triển Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung
  • Tăng ngân sách cho Hà Nội: Nhất thời hay thường xuyên?
  • Môi trường kinh doanh tại Việt Nam xếp hạng 11 từ dưới lên
  • Kẻ khổng lồ bên cạnh ta: Quân bài nhân công rẻ mạt
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi