Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

"Điểm mặt" lực cản liên kết phát triển kinh tế các tỉnh Miền trung

Một hội thảo khoa học cấp bộ bàn về vấn đề liên kết phát triển kinh tế trên địa bàn miền Trung và Tây Nguyên vừa được Trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng tổ chức ngày 9.4 tại Đà Nẵng. 

Thành công nổi bật của hội thảo lần này đã "điểm mặt" được những lực cản trong liên kết kinh tế ở miền Trung...

Liên kết-bàn mãi nhưng không thành

Tiến sĩ Lâm Chí Dũng, ĐH Kinh tế Đà Nẵng đã "nổ phát súng" đầu tiên trong loạt bài tham luận về vấn đề liên kết kinh tế miền Trung. Ông Dũng không ngần ngại khi chỉ thẳng, rằng đã có rất nhiều hội thảo, hội nghị, diễn đàn kinh tế bàn về liên kết, thậm chí, Chính phủ đã có nhiều quyết định quan trọng như hình thành vùng kinh tế trọng điểm miền Trung (QĐ 148/2004), thành lập hẳn ban chỉ đạo điều phối phát triển vùng KT trọng điểm (QĐ 1022/2004)... Tuy nhiên, đến nay việc liên kết giữa các địa phương miền Trung và Tây Nguyên còn bỏ ngỏ. Những diễn đàn "ngồi chung" lại mang tính xúc tiến đầu tư hơn là tìm giải pháp liên kết.

Vậy đâu là nguyên nhân? TS Lâm Chí Dũng đưa ra 5 lực cản chủ yếu, là nguyên nhân đẩy lùi tiến trình liên kết. Trong đó, ngoài khó khăn về phương diện địa lý mang tính tương đồng giữa các địa phương dẫn đến quy hoạch, cơ cấu kinh tế na ná nhau, thị trường bị chia nhỏ, cạnh tranh trực diện, tiêu hao lẫn nhau là mang tính khách quan, 4 lực cản còn lại đều do chủ quan.

Lực cản lớn, mang tính chủ quan lại phụ thuộc vào số ít lãnh đạo đầu tỉnh. Vì thành tích và uy quyền, hầu hết các địa phương dành đầu tư công tập trung vào xây dựng cơ bản, phát triển bề nổi, bị giới hạn bởi "tư duy nhiệm kỳ", chỉ nhìn ngắn hạn... Vì vậy, không ai dám đánh đổi lợi ích địa phương với lợi ích toàn vùng.

Trở ngại về quy hoạch chung

TS Trần Minh Cả - Phó CT UBND tỉnh Quảng Nam cho rằng, về việc quy hoạch, gần như các địa phương tự làm rồi trình Chính phủ phê duyệt, không có những nghiên cứu, tham khảo địa phương bạn để đấu nối, liên kết.

Đầu tư tập trung vào xây dựng cơ sở hạ tầng là bức thiết của các địa phương để kêu gọi đầu tư, tạo việc làm, tăng trưởng kinh tế, nhưng sẽ rất lãng phí như kiểu dàn hàng ngang xây cảng nước sâu, sân bay, trường ĐH hiện nay. Trong khi đó, đầu tư ưu tiên lại thiếu kịp thời như đường cao tốc cho miền Trung.
 
TS Lâm Chí Dũng cho rằng Chính phủ đã có quy hoạch tổng thể, có định hướng phát triển chung cho cả nước, toàn vùng, nhưng chính Chính phủ lại phê duyệt, cho đầu tư dàn hàng ngang, phân tán như QĐ 148/2004 cho phép xây quá nhiều cảng biển gần nhau (Chân Mây-Huế, Liên Chiểu, Tiên Sa-Đà Nẵng, Kỳ Hà-Quảng Nam, Dung Quất-Quảng Ngãi, Quy Nhơn-Bình Định). Hay định hướng phục hồi sân bay lại đồng loạt Đồng Hới, Phú Bài, Chu Lai, Đà Nẵng...

Chính điều này là trở ngại cho liên kết, những nỗ lực xem xét lại quy hoạch. Theo nhiều nhà khoa học, nhất thiết phải có vai trò định hướng của Chính phủ. Chính phủ phải tái quy hoạch tổng thể, quyết định các cơ chế chính sách để thực hiện hoá cam kết của Trung ương về tăng tốc phát triển kinh tế trọng điểm miền Trung.

( Theo vietnamshipper )

  • Việc làm và ngân sách
  • Lựa chọn chính sách: Cái giá của những bài học
  • Tập đoàn và chuyện minh bạch thông tin
  • Standard Chartered: Kinh tế VN có dấu hiệu tốt
  • Phải chăng nền kinh tế Việt Nam được miễn nhiễm?
  • Không mơ hồ với khủng hoảng
  • Kích cầu toàn diện cho nông dân, nông nghiệp
  • Chống tổn thất 50.000 tỷ đồng/năm sau thu hoạch
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi