Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Nợ công của Việt Nam: "Quán xuyến nợ ngầm", khó cũng phải làm

Sự lo ngại lớn nhất trong quản lý nợ công của Việt Nam hiện nay là những khoản nợ ngầm chưa được công khai và có thể "đánh úp" nền kinh tế bất cứ lúc nào.

Cảnh  báo trên được nhấn mạnh tại hội thảo về nợ công do Ủy ban tài chính và ngân sách của Quốc hội, phối hợp cùng Chương trình phát triển Liên hợp quốc UNDP tổ chức ngày hôm qua (15/9).

Vinashin và câu chuyện ngưỡng "an toàn" nợ công

Mặc dù, đưa ra tỷ lệ về nợ công của Việt Nam là khác nhau, song các chuyên gia của World Bank hay IMF cũng đều đồng tình rằng, nợ công của Việt Nam vẫn là an toàn.

Tuy nhiên, sự an toàn đó chỉ là căn cứ theo những con số đã được công khai hóa trong hệ thống tài chính Việt Nam và cũng chỉ  là an toàn khi các giả định về các cân đối kinh tế vĩ mô đang ổn định hiện nay.

Bà Keiko Kubota, kinh tế trưởng của Ngân hàng thế giới tại Việt Nam khắt khe hơn khi nhìn về ngưỡng nợ công hiện nay của Việt Nam.

Bà nói: Mặc dù mức nợ của Việt Nam nhỏ hơn ngưỡng nhưng vẫn có thể gặpcác cú sốc không lường được như GDP thấp hơn so với dự tính, hay do lạm phát tăng cao, tỷ giá thay đổi, các khoản dự phòng không như dự toán, thì sẽ làm nợ công tăng lên...

Cho dù nợ dưới ngưỡng nhưng không phải tất cả các khoản nợ đó là lành mạnh. Có thể có một cú sốc mà khiến nợ của Việt Nam không bền vững, ví dụ như việc phá giá đồng tiền Việt Nam cũng ảnh hưởng tới mức nợ.

Ở đây, chúng ta phải đảm bảo nợ là bền vững, các nghĩa vụ nợ thực hiện được, giảm thiểu chi phí vay mượn, bà Keiko nhấn mạnh.

Ông Alex Warren Rodriguez, kinh tế trưởng của UNDP tại Việt Nam cho rằng, ngưỡng nợ công nếu chỉ thể hiện nợ công/GDP là chưa đủ.

Đó không chỉ  là phạm vi qui mô nợ công, mà còn là chất lượng nợ, tỷ lệ nợ ngắn hạn, dài hạn,  mức độ nợ ra sao và  cả cách sử dụng nợ như thế nào? Ví dụ, nợ dùng để tăng trưởng, được đầu tư vào các dự án không đem lại ngay lợi ích ngay trong ngắn hạn mà là dài hạn như là đầu tư cho hạ tầng, còn nếu lợi ngay trước mắt như đầu tư vào tài chính thì rủi ro. Mọi vấn đề đó cần được làm sáng tỏ chi tiết hơn.

Nhấn mạnh hơn về cảnh bảo này, ông Alex nói, 3 năm qua, Việt Nam đã huy động trái phiếu ngoại tệ được khoảng 250 triệu USD mà chủ yếu lại cho Vinashin. Các nơi trên thế giới cũng đã cho Việt Nam vay 750 triệu USD và cũng cho Vinashin. Và rồi, kết quả là Vinashin khủng hoảng, việc này đã lên mặt báo khắp các nơi trên thế giới. Nó đã làm suy giảm lòng tin của nhà đầu tư quốc tế.

EVN (Tập đoàn điện lực Việt Nam) hiện nay cũng đang huy động 1 tỷ vốn trái phiếu quốc tế sẽ khó khăn. Các nhà đầu tư quốc tế cũng không nắm được EVN là như thế nào nhất là khi họ còn chưa quên dư âm sau vụ việc Vinashin.

Phải "mở cửa" vùng xám của nợ công

Cũng liên quan câu chuyện Vinashin, ông Benedict Bingham, đại diện thường trú cao cấp của IMF tại Việt Nam đánh giá: Những khoản bảo lãnh của Chính phủ cho Vinashin đã không được công khai và kết quả là không được phản ánh trong nợ do Chính phủ bảo lãnh- một yếu tố của nợ công.

"Tôi làm việc 3 năm Việt Nam và thấy, tính minh bạch về dữ liệu nợ công chưa tốt", vị chuyên gia cấp cao này chia sẻ.

Cho nên, theo ông Benedict, Chính phủ Việt Nam phải thấy được tảng băng của nợ công, nhất là trong quản lý tài chính công. Những vấn đề như  thâm hụt ngân sách, tài khóa ngân sách, những khoản vay bảo lãnh của Chính phủ có đủ dữ liệu trong hệ thống tài chính công hay không? Khi không minh bạch, Chính phủ và Quốc hội đều khó khăn khi có phát sinh và không dự báo được trước việc xảy ra.

"Chính phủ Việt Nam cần nỗ lực đưa ra tất cả các khoản nợ làm sao công khai, minh bạch. Cụ thể hơn, đó là làm rõ vũng xám giữa hệ thống ngân hàng và Chính phủ để đưa ra bức tranh rõ ràng về nợ công," ông nhấn mạnh.

Chia sẻ thêm về vấn đề này, ông Phùng Quốc Hiển, chủ nhiệm Ủy ban Tài chính- ngân sách của Quốc hội bày tỏ, đó là cảnh báo đúng đắn. Những khoản nợ được công khai, được Chính phủ bảo lãnh cho một việc nào đó thì có thể tính được rõ ràng. Khi đó, Chính phủ sẽ xác định được khỏan nợ đó là bao nhiêu.

Nhưng còn những khỏan nợ mà Chính phủ không nắm được. Ví dụ, DN phát hành trái phiếu công ty, đi vay của nước ngòai hay trong nước, không chỉ DNNN mà tư nhân cũng vay, cuối cùng sử dụng vốn vay đó không hiệu quả và vỡ nợ.Khi đó, một lĩnh vực bị khủng hoảng sẽ tác động domino đến các lĩnh vực khác, ông Hiển phân tích.

Bình luận về cái khó của 'quản lý nợ ngầm", ông Hiển cho biết, theo luật, nợ công gồm 3 loại, nợ chính phủ, nợ chính quyền địa phương và nợ Chính phủ bảo lãnh. Còn nợ của các DN, kể cả DNNN và DN khác, không có Chính phủ bảo lãnh nên Chính phủ không quán xuyến được, không nắm được. Đó không chỉ là nợ trái phiếu mà còn nợ qua hệ thống ngân hàng.

"Do đó, nếu chỉ một khu vực thôi, như DN  tư nhân không có khả năng trả nợ, thì sẽ dẫn tới ngân hàng mất khả năng thanh toán, vì không thu hồi nợ được thì các định chế tài chính khác cũng khó khăn. Nếu không quản lý tốt lĩnh vực tư nhân, khống chế tốc độ cho vay, dư nợ của ngân hàng, của các thành phần kinh tế thì không chỉ ảnh hưởngk hu vực đó mà còn ảnh hưởng tới nợ công" ông Hiển nói.

Tuy nhiên, ông Hiển lạc quan: Chúng ta có thể tính toán được nợ đó. Nếu những khỏan nợ qua ngân hàng thì nắm được, hoặc đi vay nước ngòai, bao giờ cũng phải qua ngân hàng thì mới nắm được. Tuy nhiên, hiện nay, Quốc hội chưa thống kê vấn đề này.

Hiện nay, Ủy ban đã có chương trình giám sát nợ công.  Sắp tới, ba bản báo cáo liên quan nợ công như báo cáo giám sát việc sử dụng trái phiếu Chính phủ, báo cáo việc thực hiện 6 năm luật Ngân sách NN từ 1996 đến nay và báo cáo thứ 3 là giám sát nợ công sẽ được trình Quốc hội.

Dư nợ được Chính phủ bảo lãnh qua các năm, bình quân tăng khoảng 40%/năm trong giai đoạn 2015-2010, trong đó, nợ trong nước tăng khoảng 42%/năm, nợ nước ngoài tăng khoảng 38%/năm.

Tỷ lệ dự nợ của Chính phủ bảo lãnh so với GDP cũng tăng qua các năm, bình quân ở mức 7%/GDP, trong đó bảo lãnh vay nợ trong nước ở mức 5%/GDP, bảo lãnh vay nợ nước ngoài ở mức 2%/GDP. Xu hướng bảo lãnh nợ nước ngoài của Chính phủ đang tăng lên.

( Theo Phạm Huyền // vnr500.vn )

  • Việt Nam tiếp tục là điểm đến của các doanh nghiệp Thụy Sĩ
  • Bệ phóng kinh tế 2011
  • Việt Nam vẫn là thị trường hàng đầu
  • Chiến lược, chính sách cần đi sát hơn với quan tâm của người dân
  • Không thể bỏ qua thực tế
  • Nền kinh tế lao nhanh về đích
  • Hủy diệt sức sống trên sông Đà
  • Kẻ khổng lồ bên cạnh ta: Chính sách đồng tiền yếu
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi