Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Việt Nam vẫn là thị trường hàng đầu

Cơ quan Thương mại và Đầu tư Vương quốc Anh (UK Trade & Investment) vừa công bố báo cáo mới về các thị trường đang nổi. Theo đó, Việt Nam ba năm liền được các nhà đầu tư quốc tế chọn là thị trường hàng đầu nằm ngoài các nước BRIC.
 
Báo cáo  mang tên “Kỳ vọng lớn: Kinh doanh với các thị trường đang nổi” này được Cơ quan Thương mại và Đầu tư Anh quốc và Trung tâm Thông tin kinh tế thuộc Tập đoàn Economist xây dựng dựa trên một khảo sát với hơn 520 lãnh đạo cao cấp doanh nghiệp trên toàn cầu ở tất cả mọi lĩnh vực. Tất cả những người được hỏi đều cho biết, họ sẵn sàng kinh doanh ở các thị trường đang nổi hoặc đang lên kế hoạch kinh doanh tại đây trong vòng hai năm tới. Những thị trường này chính là những “cố máy tăng trưởng toàn cầu” trong tương lai. 

Kết quả  của cuộc khảo sát cho thấy, các thị trường đang nổi được cho là nguồn cầu tiêu dùng mới. 76% các nhà đầu tư tin rằng, các thị trường đang nổi là nguồn để phát triển kinh tế. Chỉ ¼ số công ty dự định chỉ kinh doanh các sản phẩm và dịch vụ hiện tại ở các thị trường đang nổi. Hầu hết các công ty đều dự định điều chỉnh sản phẩm của mình cho phù hợp ở những thị trường mới. 

Theo báo cáo này, bên cạnh các nước BRIC, trong danh mục 10 mục tiêu đầu tư hàng đầu năm 2010, Việt Nam tiếp tục là điểm đầu tư số một. Đây là năm thứ ba liên tiếp, Việt Nam đứng ở vị trí này. 

Trong khi đó, với câu hỏi về ba thị trường hàng đầu cho các nhà đầu tư trong vòng hai năm tới, Trung Quốc giữ vị trí số một, với 20% số người được hỏi lựa chọn. Việt Nam đứng thứ hai, với 19%, còn Ấn Độ đứng vị trí thứ ba (18%).  

Bên cạnh các nước BRIC, thị  trường đang nổi nào sẽ  là mục tiêu chính để công ty của bạn  đầu tư mới hoặc mở  rộng đầu tư trong vòng hai năm tới? Dưới đây là bảng so sánh xếp hạng với năm 2008 và 2009: 

10 mục tiêu đầu tư hàng đầu năm 2010

Xếp hạng 2010

Xếp hạng 2009

Xếp hạng 2008

Việt Nam

1

1

1

Indonesia

2

6

5

Mê  hị cô

3

3

5

Ac-hen-ti-na

4

12

8

A-rập xê  út 

Cùng hạng 4

10

10

Nam Phi

6

4

8

Ni-gie-ri-a

7

2

12

Malaysia

8

5

12

Các tiểu vương quốc A-rập thống nhất

Cùng hạng 8

2

3

Thổ  Nhĩ Kỳ

Cùng hạng 8

8

9

(Theo Nguyên Đức // Báo đầu tư)

  • Chiến lược, chính sách cần đi sát hơn với quan tâm của người dân
  • Không thể bỏ qua thực tế
  • Nền kinh tế lao nhanh về đích
  • Hủy diệt sức sống trên sông Đà
  • Kẻ khổng lồ bên cạnh ta: Chính sách đồng tiền yếu
  • Giữ lạm phát ở mức một con số Mục tiêu đã trong tầm tay
  • Nghị định nào áp dụng cho các dự án trồng rừng?
  • Đến 2012, hoàn thành hệ thống kho chứa lương thực tại ĐBSCL
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi