Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

DN Việt Nam sẵn sàng ứng phó với khủng hoảng

Cho dù vùng hoàn lưu của cơn bão tài chính tiếp tục đè nặng lên môi trường kinh doanh Việt Nam với nhiều dự báo xấu hơn, song vẫn có tới 50% DN trong tổng số hơn 250 DN tham gia cuộc điều tra về chỉ số niềm tin kinh doanh khẳng định sự tin tưởng vào khả năng tăng doanh thu và 47% DN kỳ vọng vào mức tăng của lợi nhuận trong năm tới. Tỷ lệ này khá tương ứng với thống kê của Diễn đàn DN Việt Nam về kỳ vọng sự cải thiện của kinh tế Việt Nam vào năm 2009-2010. Sự lạc quan này cho phép tới 78% DN có kế hoạch mở rộng hoạt động kinh doanh trong vòng 3 năm tới.

Có thể không phải tất cả số DN này đạt được kế hoạch kinh doanh của mình, nhưng sự sẵn sàng ứng phó với khủng hoảng đã khiến nhiều DN vẫn "vững tay chèo".

Tất nhiên, niềm tin không thể là cơ sở để xây dựng các kế hoạch kinh doanh cụ thể. Nhất là khi điều kiện chơi trở nên khắt khe hơn, dễ đổi chiều, thậm chí vô cùng khốc liệt, những bài toán thay đổi và thích ứng đã được tính đến. Trong số khoảng gần 260 DN Việt Nam đang nộp thuế thu nhập DN cho tới thời điểm này, rất khó có thể xác định được tỷ lệ DN không vượt qua cơn sóng gió của thị trường. Song, có thể khẳng định sức chống đỡ của DN vẫn đang được duy trì bằng những bước đi cụ thể và sáng tạo. Cơ hội kinh doanh trong khủng hoảng cũng đang được không ít DN tận dụng một cách hiệu quả. Đặc biệt, tính liên kết đang được cho là một trong những giải pháp thức thời để nhiều DN đủ sức vượt khó.

Giới phân tích kinh tế đã so sánh tỷ lệ trên 80% DN tồn tại sau 17 năm hoạt động (tính từ năm 1991 đến nay) của Việt Nam và tỷ lệ 50-60% của các nước OECD sau 7 năm hoạt động. Như vậy, trong điều kiện bình thường của thị trường, tỷ lệ DN tồn tại của Việt Nam ở mức rất cao. Và giả thuyết rằng, những rủi ro của thị trường do chi phí vốn tăng cao, thị trường co hẹp... sẽ gây nên một cuộc sàng lọc lớn thì cơ hội vẫn đến với các DN thực sự có năng lực, có sự chuẩn bị tốt.

Tuy nhiên, sự hỗ trợ từ Chính phủ để có được sự thuận lợi hơn trong thủ tục hành chính, minh bạch trong tiếp cận thông tin, thực thi pháp luật... là điều mà các DN đang cần. Đặc biệt, sự đối thoại tốt hơn và thường xuyên hơn về các vấn đề liên quan đến thực thi các luật và các văn bản hướng dẫn thi hành liên quan đến hoạt động kinh doanh được đặc biệt chờ đợi. Bởi, sự chèo chống của các DN trong cơn bão (khủng hoảng) sẽ chỉ thành công khi có được sự hỗ trợ của các cơ quan dự báo khí tượng thuỷ văn (các nhà làm chính sách).

(Theo báo Diễn đàn doanh nghiệp)

  • Không bị ảnh hưởng bởi khủng hoảng kinh tế
  • Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam vẫn lạc quan về tình hình kinh tế đầu năm 2009
  • Thông tin thống kê cần kịp thời, chuẩn xác
  • Doanh nghiệp nhỏ và vừa vẫn lạc quan
  • Giải pháp hiệu quả ngăn chặn suy giảm kinh tế
  • Dự toán thu NSNN năm 2009 đạt 389.300 tỷ đồng
  • 6 nhóm giải pháp chủ yếu phát triển KTXH năm 2009
  • 2009: Tăng trưởng kinh tế Việt Nam 2009 chỉ đạt 1 con số
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi