Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Không bị ảnh hưởng bởi khủng hoảng kinh tế

Chương trình đào tạo bồi dưỡng của Chính phủ Đức cho các bộ quản lý doanh nghiệp Việt Nam, triển khai 1 năm qua, đã gặt hái được những hiệu quả bất ngờ. Ngày 14-1, nhân dịp sang thăm và làm việc tại Việt Nam, Tiến sĩ In-gơ Tô-xép, Giám đốc bộ phận phát triển quản trị, tư vấn Bộ Kinh tế và Công nghiệp Đức đã đưa ra một số nhận định về triển vọng hợp tác Việt Nam - Đức.

 - Lý do nào khiến Chính phủ Đức chọn Việt Nam là một trong những quốc gia đầu tiên ở châu Á để triển khai chương trình này?

Trên thực tế, dự án này đã được tiến hành ở một số nước châu Âu từ 10 năm nay. Đến năm 2008, Việt Nam và Trung Quốc là 2 quốc gia đầu tiên ở châu Á được lựa chọn để hợp tác với Đức trong mô hình đào tạo này. Trong những năm gần đây, Việt Nam có tốc độ phát triển kinh tế khá ấn tượng. Trong bối cảnh như vậy, chắc chắn nhu cầu nâng cao kiến thức quản lý doanh nghiệp cũng tăng lên. Đây là lý do chúng tôi chọn Việt Nam là điểm đến đầu tiên tại khu vực này.

 - Sau 1 năm triển khai, bà đánh giá thế nào về chất lượng khóa học vừa qua?

Các học viên tham dự khóa học là những người có tầm nhìn, lạc quan, hòa đồng và luôn biết cách chuyển tải thông điệp về đất nước Việt Nam. Khóa học vừa qua đã cho thấy những hiệu quả bất ngờ. Đây không chỉ là những buổi đào tạo để nâng cao kiến thức mà còn là cầu nối cho các nhà quản lý doanh nghiệp Việt Nam - Đức giao lưu, hợp tác với nhau. Chính vì vậy, thay vì 1 khóa học như năm ngoái, năm 2009 này, chúng tôi quyết định tổ chức 2 khóa học vào tháng 4 và vào mùa thu tới để tạo điều kiện hơn nữa cho các nhà quản lý muốn tham dự khóa học.

 - Đức là một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. Vậy theo bà kinh phí dự kiến cho chương trình hợp tác này có bị ảnh hưởng?

Như các bạn đã biết, khủng hoảng kinh tế không chỉ gây ảnh hưởng riêng rẽ đối với 1 quốc gia mà là thảm họa chung của cả thế giới. Hiện tại Chính phủ Đức đang nỗ lực đưa ra các chính sách và các gói cứu trợ đặc biệt để cứu vãn nền kinh tế. Tuy nhiên, tôi có thể khẳng định kinh phí cho các chương trình hợp tác Việt Nam - Đức trong thời gian tới sẽ không bị ảnh hưởng. Trong nhiều năm qua, quan hệ hợp tác giữa hai nước đã có những bước phát triển tốt đẹp. Sắp tới, sẽ có một trường đại học của Đức tại Việt Nam. Vì vậy, tôi cho rằng, quan hệ Việt Nam - Đức sẽ ngày càng được tăng cường.

(Theo báo Hà nội mới )

  • DN Việt Nam sẵn sàng ứng phó với khủng hoảng
  • Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam vẫn lạc quan về tình hình kinh tế đầu năm 2009
  • Thông tin thống kê cần kịp thời, chuẩn xác
  • Doanh nghiệp nhỏ và vừa vẫn lạc quan
  • Giải pháp hiệu quả ngăn chặn suy giảm kinh tế
  • Dự toán thu NSNN năm 2009 đạt 389.300 tỷ đồng
  • 6 nhóm giải pháp chủ yếu phát triển KTXH năm 2009
  • 2009: Tăng trưởng kinh tế Việt Nam 2009 chỉ đạt 1 con số
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi