Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Gần 40 năm nữa, Việt Nam “thuộc nhóm 50 nền kinh tế hàng đầu”

picture
Chuyên gia của HSBC dự tính, đến năm 2050, Việt Nam sẽ vượt quốc gia cùng khu vực Đông Nam Á Singapore về quy mô GDP.

Trong báo cáo mang tên “The world in 2050” (Thế giới năm 2050) vừa công bố, chuyên gia kinh tế Karen Ward của ngân hàng Anh quốc HSBC cho rằng, Việt Nam sẽ nằm trong nhóm 50 nền kinh tế hàng đầu thế giới.

Cụ thể, trong xếp hạng này, Việt Nam đứng ở vị trí thứ 41 với quy mô GDP 451 tỷ USD (theo tỷ giá USD của năm 2000) và thu nhập bình quân đầu người là 4.355 USD/năm.

Trang Business Insider trích dẫn báo cáo nhận định, giống như nhiều quốc gia láng giềng có tốc độ tăng trưởng cao khác, Việt Nam sẽ chứng kiến sự tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ trong vòng 40 năm tới, với tốc độ tăng trưởng GDP dự báo trên 5% mỗi năm.

Đáng chú ý, chuyên gia của HSBC dự tính, đến năm 2050, Việt Nam sẽ vượt quốc gia cùng khu vực Đông Nam Á Singapore về quy mô GDP. Báo cáo xếp nền kinh tế Singapore ở vị trí 42, sau Việt Nam 1 bậc, với quy mô GDP 441 tỷ USD.

Tuy nhiên GDP bình quân đầu người được dự báo của Singapore cao hơn nhiều lần so với của Việt Nam, ở mức 84.405 USD/năm. Với mức GDP bình quân đầu người này, người dân Singapore được dự báo sẽ có thu nhập quốc nội bình quân cao thứ nhì thế giới vào năm 2050.

Trong top 50 nền kinh tế lớn nhất thế giới năm 2050, Việt Nam còn được HSBC dự báo đứng trước các nước: Bồ Đào Nha (số 50, GDP dự báo 336 tỷ USD); Cộng hòa Czech (số 49, GDP dự báo 342 tỷ USD); Nauy (số 48, GDP dự báo 352 tỷ USD); UAE (số 47, GDP dự báo 360 tỷ USD); Romania (số 46, GDP dự báo 377 tỷ USD); Ireland (số 45, GDP dự báo 386 tỷ USD); Israel (số 44, GDP dự báo 402 tỷ USD); Hy Lạp (số 43, GDP dự báo 424 tỷ USD).

Nhiều quốc gia khác trong khu vực Đông Nam Á cũng chiếm thứ hạng cao trong xếp hạng dự báo này. Malaysia được nhận định sẽ đạt quy mô GDP 1,2 nghìn tỷ USD vào năm 2050, đứng thứ 21 trên thế giới. Indonesia được cho là sẽ đứng ở vị trí thứ 17 với GDP 1,5 nghìn tỷ USD, trong khi Philippines được dự báo đạt GDP 1,7 nghìn tỷ USD, xếp vị trí 16.

Top 10 của xếp hạng này cũng đưa ra những dự báo thay đổi lớn trong tương quan sức mạnh giữa các siêu cường kinh tế. Italy được cho là sẽ không còn nằm trong nhóm 10 nền kinh tế dẫn đầu nữa, trong khi Trung Quốc vượt qua kinh tế Mỹ.

HSBC dự báo, đến năm 2050, nhóm 10 nền kinh tế dẫn đầu thế giới sẽ là Trung Quốc, Mỹ, Ấn Độ, Nhật Bản, Đức, Anh, Brazil, Mexico, Pháp và Canada.

(Theo Vneconomy)

  • Dự báo kinh tế 2012 - 2015: Nhen nhóm lạc quan
  • Kinh tế 2012, đâu là kỳ vọng?
  • Kinh tế 2012 qua góc nhìn doanh nhân, chuyên gia
  • Tái cấu trúc, đầu tiên hãy cải tổ hành chính
  • Tại sao tàu Việt Nam bị bắt giữ tăng đột biến?
  • Vốn FDI vào Việt Nam 2011: Ai bảo thấp không hay?
  • Kinh tế Việt Nam: Một năm nhìn lại
  • Học từ khủng hoảng để cải cách
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi