Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Giá cả tăng: Do quản lý hay do phân phối?

Luồng ý kiến thứ nhất cho rằng giá tăng do các khâu phân phối trung gian. Trong khi đó có ý kiến cho rằng giá tăng là tất yếu khi xăng dầu, điện, than tăng giá…

Vài ngày nữa chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng này sẽ được công bố. Tuy nhiên theo các chuyên gia, năm tháng đầu năm CPI có thể đạt ngưỡng 11% vì bốn tháng đầu năm chỉ số này đã đạt 9,64%.

Quá nhiều khâu trung gian


Ngày 19-5, ông Nguyễn Tiến Thỏa, Cục trưởng Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính), dự báo CPI tháng này dù có giảm so với tháng trước nhưng vẫn trong đà tăng. Nguyên nhân theo ông Thỏa là do rất nhiều mặt hàng đang bị phân phối theo kiểu mua đứt bán đoạn với đại lý mà phương thức phân phối này lại được Luật Thương mại cho phép.

Về khâu bán buôn, ông Thỏa cho hay sản phẩm phân phối qua năm, sáu cấp đại lý, chi phí cứ thế đẩy lên và được cộng vào giá. Ngay như thép là mặt hàng thuộc diện bình ổn giá, nếu DN xây dựng mua trực tiếp tại DN sản xuất thì sẽ không bị đội lên thêm vài trăm ngàn đồng mỗi tấn. Đằng này DN thu gom cấp một bán lại cho DN thu gom cấp hai… Cứ thế, mỗi anh đẩy một tí để kiếm lợi nhuận. DN sản xuất chỉ biết sản xuất mà không chịu trách nhiệm đến cùng giá sản phẩm của mình, người tiêu dùng bị thiệt thòi nhất. Nhưng xét về góc độ pháp lý, các DN trên không phạm luật.

Còn với mặt hàng xe máy, nhiều cửa hàng đại lý bán cao hơn giá niêm yết nhưng ghi hóa đơn theo giá bán của DN sản xuất. Theo ông Thỏa, rõ ràng là các cửa hàng này đang có hành vi trốn thuế và làm sai quy định về niêm yết giá, đây là trách nhiệm của cơ quan quản lý giá và thuế ở địa phương.

Ông Vũ Vinh Phú, Chủ tịch Hiệp hội Siêu thị Hà Nội, cho hay có địa phương vừa báo cáo rằng có hiện tượng giá bình ổn cao hơn giá nơi không bình ổn. Điều đó do chúng ta không tìm được hàng tại gốc để mua trong khi phải cộng quá nhiều chi phí. Còn hàng bán ở ngoài, không trong hệ thống được bình ổn thì giá rẻ hơn do trốn thuế.

Do vậy ông Phú khuyến cáo điều cần làm trước hết là tạo sự kết nối giữa nhà sản xuất và bán buôn, để cắt bớt các khâu trung gian. Về bình ổn giá, không nên tham quá nhiều mặt hàng, chỉ cần làm tốt năm mặt hàng là gas, sữa, đường, dầu ăn và thịt heo là đủ rồi.

Tăng giá là hợp lý?

Theo ông Phạm Tất Thắng, chuyên gia cao cấp Viện Nghiên cứu thương mại, Bộ Công Thương, việc giá cả hàng loạt các mặt hàng tăng mạnh từ đầu năm đến nay không phải do khâu phân phối bị mua đứt bán đoạn, bị buông lỏng. Lý do khách quan là mặt bằng giá cả thế giới đang đứng ở mức cao mà chúng ta không thể đứng ngoài quỹ đạo này. Còn nguyên nhân chủ quan, chỉ số giá tiêu dùng mấy tháng qua đã nói lên điều này là do chúng ta tăng đồng loạt một số mặt hàng thiết yếu cùng một lúc như giá xăng dầu, điện, than… Qua đó cho thấy xu thế tăng giá là khó tránh khỏi và không chỉ nằm trong khâu phân phối. Chúng ta dùng quá nhiều và quá lâu các mệnh lệnh hành chính để quản lý giá trong cơ chế thị trường là điều không nên. Ông Phạm Tất Thắng cho rằng việc yêu cầu các DN sản xuất và phân phối đầu mối đăng ký giá là điều cần thiết nhưng ở hệ thống phân phối bán lẻ tăng giá khi chi phí vận chuyển, nhân công, rồi thuê địa điểm kinh doanh… đều tăng thì việc tăng là điều hợp lý. Cái này để thị trường tự điều chỉnh.

(Pháp luật TPHCM Online)

  • Thị trường điện cạnh tranh thí điểm từ 1.7: Thận trọng để không bị đổ vỡ
  • Việt Nam coi trọng nguồn vốn tư nhân
  • “Cuối năm 2013: Việt Nam sẽ chấm dứt hoàn toàn tình trạng đô la hóa…”
  • Hệ lụy từ... bội thực các dự án thép
  • 'Phương thuốc' nào ổn định thị trường xăng dầu?
  • Những “khoảng trống” trong năng lực quản lý nhà nước
  • Vòng xoáy giảm giá của thế giới và cơ hội cho Việt Nam
  • Không phát triển kinh tế bằng mọi giá
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi