Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Giá xăng dễ lên, khó xuống

Một vị lãnh đạo Bộ Tài chính cho hay, bộ này đang xây dựng kịch bản cho giá xăng dầu từ nay đến cuối năm. Ứng với 3 mốc giá dầu thô dưới 70 USD/thùng; từ 70 đến 80 USD/thùng và trên 100 USD/thùng sẽ là 3 kịch bản giá.

Dù các phương án vẫn đang trong vòng tính toán nhưng cơ bản, theo vị lãnh đạo này, 3 công cụ luôn được sử dụng: thuế, phí và quỹ bình ổn giá xăng dầu và quan điểm vẫn là chia sẻ lợi ích 3 bên: nhà nước - người dân và doanh nghiệp.

Còn về quan điểm điều hành của liên Bộ Tài chính - Công Thương đối với giá xăng dầu, nếu giá thế giới tiếp tục giảm sẽ thực hiện điều hành giá mặt hàng xăng dầu theo nguyên tắc, thứ tự ưu tiên: Đảm bảo cho các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu đầu mối không bị lỗ; Ngừng sử dụng Quỹ bình ổn giá nhằm bảo toàn, nâng số dư của Quỹ để có thể sử dụng, can thiệp nếu giá xăng dầu trên thị trường thế giới tăng cao trở lại; Cuối cùng mới đến giảm giá bán mặt hàng xăng dầu.

Như vậy, nếu nhìn vào thứ tự ưu tiên, có thể thấy phải chờ qua hai công đoạn: đảm bảo doanh nghiệp không lỗ trong cơ số 30 ngày khi giá thế giới liên tục giảm, rồi lo bù vào quỹ bình ổn (theo nhiều nguồn tin, trước đó việc trích bù lỗ đã khiến Quỹ này ngốn hết khoản tiền gần 2.000 tỷ đồng để dành được bấy lâu), có xong tất cả những việc trên giá xăng dầu mới đến lượt giảm. Tin này dập tắt hy vọng thời điểm giảm giá xăng đã cận kề.

Đã đành, cơ quan quản lý có cái lý của người cầm trịch: doanh nghiệp lỗ thì phải bù. Quỹ hết thì phải thêm vào. Nhưng câu chuyện điều hành xem ra vẫn mãi trong vòng luẩn quẩn. Doanh nghiệp thì than, trích quỹ rồi lại làm đơn xin cấp bù, giống kiểu móc tiền túi phải bỏ túi trái.

Nhà nước cũng không được lợi gì bởi canh cánh nỗi lo lạm phát nên thay vì thả theo giá thị trường vẫn buộc có sự điều hành, kiềm chế. Người dân, chỉ biết lúc giá thế giới tăng, doanh nghiệp kêu lỗ thì phải gánh đủ sự than phiền, còn khi họ lãi, muốn giảm giá lại phải xếp hàng chờ cuối lượt. Điều này lý giải vì sao giá xăng dầu ở Việt Nam lên dễ nhưng xuống thì khó thay.

(Theo Khánh Huyền // Tienphong Online)

  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Tác động của hội nhập kinh tế quốc tế tới kinh tế và đời sống vùng dân tộc thiểu số
  • Phát triển không gian ngầm - Tiềm năng lớn chưa khai thác
  • Thiết lập và đưa vào hoạt động 16 khu bảo tồn biển
  • Nhìn đúng về tái cấu trúc nền kinh tế và doanh nghiệp
  • PGS.TS Trần Thọ Đạt: Một số đánh giá chất lượng tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong thời gian qua
  • Cần lưu ý gì khi kê khai thuế qua mạng?
  • FDI vào Việt Nam năm 2010 Nhiều triển vọng mới
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi