Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Tác động của hội nhập kinh tế quốc tế tới kinh tế và đời sống vùng dân tộc thiểu số

Những năm qua, hội nhập kinh tế quốc tế (HNKTQT) tạo ra điều kiện thuận lợi để mở rộng thị trường cho xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ, thu hút đầu tư nước ngoài và đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam.

HNKTQT đã và đang tác động mạnh mẽ và sâu rộng đối với kinh tế đất nước nói chung trong đó có kinh tế và đời sống vùng đồng bào các dân tộc thiểu số (DTTS) Việt Nam nói riêng.

Ở Việt Nam, phần lớn đồng bào các DTTS cư trú ở miền núi, vùng sâu, vùng xa và các khu vực biên giới có nhiều cửa ngõ thông thương với các nước láng giềng, chiếm ba phần tư diện tích lãnh thổ của cả nước. Qua suốt chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước đã chứng minh rằng, vùng này luôn có vị trí chiến lược và ý nghĩa vô cùng quan trọng. Trong công cuộc đổi mới và xây dựng đất nước, đây là nơi có tiềm năng to lớn về tài nguyên rừng và tài nguyên khoáng sản. Chính vì có vị trí quan trọng về phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ an ninh, quốc phòng, quá trình HNKTQT sẽ tạo điều kiện để có  những tác động mạnh mẽ đối với kinh tế và đời sống vùng DTTS.

Thứ nhất, sẽ góp phần đẩy mạnh sản xuất vùng DTTS: thu nhập chính của đồng bào các DTTS chủ yếu dựa vào sản xuất nông, lâm nghiệp. Hội nhập đã mang đến những thành quả phát triển công nghệ, giúp bà con làm quen với phương thức, kiến thức sản xuất mới, tiếp cận với các công cụ sản xuất hiện đại hơn, dần dần xóa bỏ phương thức canh tác lạc hậu, công cụ sản xuất thô sơ, hiệu quả thấp trước kia. Những năm qua, sản lượng sản xuất nông nghiệp và công nghiệp của các tỉnh miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số đã tăng trưởng mạnh mẽ.

Thứ hai, sẽ góp phần mở rộng thị trường xuất khẩu cho sản phẩm của đồng bào các DTTS tham gia HNKTQT đã tăng cường và mở rộng thị trường quốc tế cho xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ của Việt Nam. Những năm qua, kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng nông, lâm sản của nước ta tăng trưởng với tốc độ khá cao, trong đó có nhiều mặt hàng là thế mạnh sản xuất từ vùng đồng bào các dân tộc như chè, cà-phê, cao-su, gỗ và các sản phẩm từ gỗ, hạt điều, sắn các loại, ngô các loại, lạc nhân, các sản phẩm chăn nuôi (gia súc, gia cầm), hạt tiêu, ớt, vừng, đỗ...

Thứ ba, sẽ góp phần thúc đẩy thu hút đầu tư nước ngoài vào vùng DTTS, trong đó phải kể đến đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực du lịch, hầu hết vùng đồng bào các DTTS là những nơi có địa hình đồi, núi, sông, suối, hồ rất có tiềm năng, thế mạnh cho phát triển du lịch. Bên cạnh phong cảnh thiên nhiên ưu đãi, những loại hình dịch vụ du lịch mang đậm đà bản sắc các DTTS đã và đang hấp dẫn không chỉ đối với các du khách trong và ngoài nước mà còn đối với các nhà đầu tư nước ngoài.

Thứ tư, sẽ góp phần hỗ trợ công cuộc xóa đói, giảm nghèo, tỷ lệ đói nghèo cao nhất chính là vùng DTTS, chính vì vậy mà công cuộc xóa đói, giảm nghèo ở nơi đây rất được chú trọng. Cùng với những nỗ lực của Ðảng và Nhà nước, hội nhập đã mang lại những chia sẻ và tham gia của cộng đồng quốc tế đối với công cuộc xóa đói, giảm nghèo của vùng đồng bào dân tộc. Cộng đồng quốc tế không chỉ viện trợ về vật chất mà bao gồm cả chuyển giao kinh nghiệm, công nghệ, nâng cao dân trí, chăm sóc y tế, phổ cập giáo dục... cho đồng bào các DTTS.

Thứ năm, sẽ góp phần tăng cường trao đổi, hiểu biết giữa các dân tộc, hội nhập đã tạo điều kiện cho đồng bào các dân tộc trao đổi, học tập, tiếp thu những giá trị, tinh hoa của nhau để làm phong phú cho nền văn hóa của dân tộc mình, đồng thời đẩy mạnh tinh thần đoàn kết giữa các dân tộc.

Bên cạnh những tác động tích cực, HNKTQT còn đem lại những thách thức với kinh tế và đời sống vùng DTTS:

Một là, có khả năng gia tăng khoảng cách phát triển giữa những vùng DTTS với các trung tâm kinh tế của cả nước, hội nhập và toàn cầu hóa không chỉ đào sâu hố cách biệt giữa nước giàu và nước nghèo, nếu như những năm 1960 các nước công nghiệp chỉ giàu gấp ba lần các nước đang phát triển, thì nay tỷ lệ đó đã tăng vọt lên khoảng 75-76 lần, mà còn gia tăng khoảng cách giữa các vùng kém phát triển và các trung tâm kinh tế trong một quốc gia. Ở nước ta, quá trình HNKTQT đã phát triển mạnh mẽ những trung tâm kinh tế, thương mại và dịch vụ tập trung ở các thành phố, các thị xã và các khu vực có điều kiện thuận lợi. Trong khi đó, vùng đồng bào DTTS là nơi có nhiều khó khăn về điều kiện tự nhiên và xã hội, kinh tế chưa phát triển, trình độ dân trí thấp, hạn chế tiếp cận với nền kinh tế thị trường. Với xuất phát điểm thấp, đồng bào các dân tộc khó nắm bắt, tiếp thu thành quả khoa học và công nghệ cao để phát triển kinh tế - xã hội cũng như theo kịp sự phát triển nhanh của các trung tâm kinh tế, thương mại và dịch vụ  khác trên cả nước. Chính vì vậy, Ðảng và Nhà nước luôn luôn quan tâm đầu tư xây dựng cơ bản đối với vùng DTTS, cơ cấu lại nguồn vốn đầu tư theo hướng tăng ngân sách đầu tư cho các tỉnh miền núi, vùng đồng bào dân tộc, những địa phương ít có điều kiện thu hút đầu tư kết cấu hạ tầng bằng các nguồn khác. Bên cạnh đó, chúng ta đã và đang triển khai nhiều cơ chế, chính sách ưu đãi dành cho đồng bào dân tộc thiểu số như: Chương trình 134, Chương trình 135, Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững cho 61 huyện nghèo (nay là 62 huyện), chính sách trợ giá, trợ cước, hỗ trợ giống lúa, hoa màu, gia súc, gia cầm, hỗ trợ lãi suất ngân hàng cho doanh nghiệp và hộ gia đình sản xuất, kinh doanh miền núi, vùng DTTS.

Hai là, hội nhập cho phép các dân tộc có nhiều cơ hội tiếp xúc với nhau hơn nên bước đầu đã hình thành nên những thói quen về sinh hoạt, tập tục, văn hóa... đó là nguyên nhân làm cho nền văn hóa của các dân tộc ngày càng mất dần đi bản sắc riêng. Bên cạnh đó, chính sách mở cửa của Việt Nam đã tạo điều kiện cho các phần tử xấu thâm nhập, chống phá Nhà nước vì mục đích chính trị, an ninh và kinh tế. Những phần tử này đã dựa vào miền núi, vùng sâu vùng xa, lợi dụng lòng tin, nhận thức còn bị hạn chế, đời sống vật chất khó khăn, thiếu thốn của đồng bào các dân tộc thiểu số để sai khiến, tuyên truyền, thông tin sai lệch chống phá Ðảng và Nhà nước Việt Nam.

Ðể hạn chế thách thức này, Ðảng và Nhà nước cũng như các tổ chức đoàn thể, tổ chức xã hội xây dựng những chương trình bồi dưỡng kiến thức, tuyên truyền giáo dục cho đồng bào các DTTS, khuyến khích đồng bào tham gia các tổ chức đoàn thể để tránh xa các thói hư, tật xấu. Ðồng thời cũng đẩy mạnh công tác bảo đảm an ninh, quản lý chặt chẽ và xử lý các đối tượng vi phạm pháp luật, lợi dụng lòng tin của đồng bào các dân tộc. Ðể phục hồi và phát huy nền văn hóa của các dân tộc, chúng ta đã thực hiện các biện pháp như tổ chức lễ hội truyền thống của các dân tộc, hướng dẫn cho đồng bào những cái hay, nét đẹp của văn hóa dân tộc mình cũng như các dân tộc khác.

Trong những năm qua, Ðảng và Nhà nước ta đã và đang luôn quan tâm đến miền núi, vùng đồng bào dân tộc thông qua những chủ trương và chính sách quan trọng cùng nguồn lực đầu tư đáng kể nhằm ổn định và phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói, giảm nghèo những vùng khó khăn này trong tiến trình HNKTQT của đất nước. Ðể mang lại những lợi ích, hạn chế những tác động bất lợi đối với vùng DTTS trong bối cảnh kinh tế - tài chính toàn cầu đang có nhiều biến động hiện nay, chúng ta cần phải tiếp tục xây dựng những chính sách hướng tới đồng bào các DTTS, trong đó tập trung đào tạo nguồn nhân lực, đẩy mạnh liên kết kinh tế và liên kết thị trường vùng DTTS với thị trường nội địa cũng như thị trường quốc tế, hỗ trợ sản xuất và xuất khẩu nông, lâm sản và đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng vùng đồng bào các DTTS.  

(Theo Nguyễn Cẩm Tú // Nhandan Online)

  • Phát triển không gian ngầm - Tiềm năng lớn chưa khai thác
  • Thiết lập và đưa vào hoạt động 16 khu bảo tồn biển
  • Nhìn đúng về tái cấu trúc nền kinh tế và doanh nghiệp
  • PGS.TS Trần Thọ Đạt: Một số đánh giá chất lượng tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong thời gian qua
  • Cần lưu ý gì khi kê khai thuế qua mạng?
  • FDI vào Việt Nam năm 2010 Nhiều triển vọng mới
  • Tỷ lệ thất bại của các thương vụ M&A còn cao
  • Khủng hoảng nợ Hy Lạp không ảnh hưởng nhiều đến Việt Nam
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi