Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Thiết lập và đưa vào hoạt động 16 khu bảo tồn biển

 Giai đoạn 2010-2015 sẽ thiết lập và đưa vào hoạt động 16 khu bảo tồn biển. Đến năm 2015, có ít nhất 0,24% diện tích vùng biển Việt Nam nằm trong các khu bảo tồn biển và khoảng 30% diện tích của từng khu bảo tồn biển được bảo vệ nghiêm ngặt.

 
Cát Bà, 1 trong 16 khu bảo tồn biển của Việt Nam

Đây là mục tiêu cụ thể của Quy hoạch hệ thống khu bảo tồn biển Việt Nam đến năm 2020 vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Hệ thống các khu bảo tồn biển được quy hoạch và xây dựng trên các vùng biển, hải đảo của Việt Nam.

Tổng nhu cầu vốn đầu tư cho Quy hoạch nói trên dự kiến khoảng 460 tỷ đồng được đầu tư làm 2 giai đoạn. Giai đoạn 2011-2015 dự tính khoảng 300 tỷ đồng, giai đoạn 2016-2020 dự tính khoảng 160 tỷ đồng.

Cụ thể, giai đoạn 2010-2015 sẽ thiết lập và đưa vào hoạt động 16 khu bảo tồn biển. Đến năm 2015, có ít nhất 0,24% diện tích vùng biển Việt Nam nằm trong các khu bảo tồn biển và khoảng 30% diện tích của từng khu bảo tồn biển được bảo vệ nghiêm ngặt.

Giai đoạn 2016-2020, tiến hành nghiên cứu, đề xuất quy hoạch phát triển mở rộng hệ thống khu bảo tồn biển; điều tra, khảo sát và thiết lập, đưa vào hoạt động một số khu bảo tồn biển mới.

Khuyến khích cộng đồng dân cư tham gia quản lý các khu bảo tồn biển

Có rất nhiều giải pháp để quy hoạch tốt hệ thống khu bảo tồn biển Việt Nam. Một trong những giải pháp được Chính phủ đưa ra là cần xây dựng cơ chế chính sách khuyến khích, thu hút các tổ chức, cá nhân, đặc biệt là cộng đồng dân cư tham gia đầu tư để thiết lập và quản lý các khu bảo tồn biển; nghiên cứu chính sách cho cộng đồng cư dân quản lý các khu bảo tồn biển được hưởng lợi từ dịch vụ bảo vệ nguồn lợi thủy sản, bảo đảm sự phát triển bền vững và hiệu quả.

Bên cạnh đó, đào tạo đội ngũ cán bộ làm công tác bảo tồn biển có năng lực quản lý, chuyên môn từ Trung ương đến các địa phương và trong cộng đồng dân cư ven biển. Tổ chức xây dựng và nhân rộng các mô hình quản lý có sự tham gia của cộng đồng để bảo vệ nguồn lợi hải sản trong và xung quanh khu bảo tồn biển.

16 khu bảo tồn biển Việt Nam đến năm 2015: Đảo Trần, Cô Tô (2 khu bảo tồn này đều ở Quảng Ninh), Bạch Long Vĩ, Cát Bà (Hải Phòng),Hòn Mê (Thanh Hóa), Cồn Cỏ (Quảng Trị), Hải Vân-Sơn Trà (Thừa Thiên Huế-Đà Nẵng), Cù Lao Chàm (Quảng Nam), Lý Sơn (Quảng Ngãi), Nam Yết, Vịnh Nha Trang (Khánh Hòa), Núi Chúa (Ninh Thuận), Phú Quý, Hòn Cau (Bình Thuận), Côn Đảo (Bà Rịa- Vũng Tàu) và Phú Quốc (Kiên Giang).

(Theo Đức Trung // Tin Chính phủ // Quyết định số 742/QĐ-TTg)

 

  • Nhìn đúng về tái cấu trúc nền kinh tế và doanh nghiệp
  • PGS.TS Trần Thọ Đạt: Một số đánh giá chất lượng tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong thời gian qua
  • Cần lưu ý gì khi kê khai thuế qua mạng?
  • FDI vào Việt Nam năm 2010 Nhiều triển vọng mới
  • Tỷ lệ thất bại của các thương vụ M&A còn cao
  • Khủng hoảng nợ Hy Lạp không ảnh hưởng nhiều đến Việt Nam
  • Cân nhắc dự án đường sắt cao tốc
  • Yêu cầu cấp bách đối với Việt Nam
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi