Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Giải bài toán tăng thu - giảm chi năm 2010

Tạo điều kiện cho doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân bỏ vốn ra kinh doanh để có nguồn thu ngân sách lâu dài. Ảnh: Đức Thanh
Bộ Tài chính đã chính thức đề nghị UBND cấp tỉnh triển khai giao nhiệm vụ thu ngân sách năm 2010 cho các đơn vị trực thuộc, chính quyền cấp dưới đảm bảo mức phấn đấu cao hơn mức dự toán thu ngân sách đã được Thủ tướng Chính phủ giao.
 
Mức cao hơn từ 3-5% so với mục tiêu của Quốc hội là 461.500 tỷ đồng.

Việc phân bổ và giao dự toán thu ngân sách năm 2010 của các địa phương, theo Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Công Nghiệp, phải căn cứ trên cơ sở đánh giá kết quả thực hiện thu ngân sách năm 2009 (thu nội địa vượt 6.650 tỷ đồng so với dự toán cũng như mức tăng trưởng kinh tế của từng ngành, từng lĩnh vực và khả năng phát triển sản xuất - kinh doanh, dịch vụ cụ thể của các doanh nghiệp, tổ chức, hộ kinh doanh.

 Để bảo đảm tăng thu, theo ông Nghiệp, ngoài việc tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, thực hiện các biện pháp chống buôn lậu, trốn thuế, lậu thuế và gian lận thương mại, còn phải đẩy mạnh thu hồi dứt điểm các khoản nợ đọng thuế, số tiền phát hiện, ghi thu sau thanh tra, kiểm tra theo kết luận của Thanh tra Chính phủ và Kiểm toán Nhà nước.

Bên cạnh đó một khoản thu khá lớn khác (ước vào khoảng 5.000 - 6.000 tỷ đồng) cũng được Bộ Tài chính đề nghị các địa phương phải thu hồi đầy đủ để có nguồn bổ sung ngân sách cho năm 2010 là các khoản thuế thu nhập doanh nghiệp được gia hạn nộp thuế trong năm 2009 đến thời hạn nộp vào ngân sách.

Theo Phó thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng thì dường như việc xây dựng dự toán thu năm 2010 (cũng như từ trước tới nay) các địa phương đều đưa ra con số khá “khiêm tốn” so với thực lực của địa phương.

“Để tăng thu ngân sách ổn định, lâu dài cần phải tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân bỏ vốn ra kinh doanh; mở rộng hoạt động sản xuất - kinh doanh đồng thời phải mở rộng đối tượng thực hiện cơ chế tự khai-tự nộp thuế; mở rộng đối tượng được thông quan điện tử; mở rộng địa bàn triển khai việc nộp thuế qua ngân hàng”, Phó thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng phát biểu và cho rằng bên cạnh việc hỗ trợ, tạo điều kiện thì ngành tài chính phải có biện pháp hữu hiệu để chống thất thu, gian lận và nợ đọng thuế.

Thu ngân sách năm 2010 nhiều khả năng sẽ vượt 5-10% dự toán (hầu như năm nào thu ngân sách cũng vượt dự toán với rất nhiều lý do), tuy nhiên đứng trước nhiệm vụ chi khá nặng nề (tăng thêm 90.900 tỷ đồng so với năm 2009) nên Bộ Tài chính đã chính thức yêu cầu các bộ, ngành, địa phương phải “thắt chặt” chi tiêu trong việc phân bổ và giao dự toán chi ngân sách năm tới.

“Năm 2010, chi đầu tư phát triển cần phải tập trung bố trí vốn cho các dự án, công trình quan trọng, cấp bách, có hiệu quả; ưu tiên bố trí vốn cho các dự án, công trình chuyển tiếp có khả năng hoàn thành đưa vào sử dụng trong năm 2010 - 2011; kiên quyết không bố trí vốn cho các dự án, công trình chưa đủ thủ tục đầu tư”, ông Nghiệp yêu cầu.

Ngoài ra, vẫn theo ông Nghiệp, tại các bộ, ngành, việc phân bổ và giao dự toán chi đầu tư xây dựng cơ bản cho các chủ đầu tư, dự án phải chi tiết theo ngành kinh tế; bố trí vốn để thanh toán nợ xây dựng cơ bản đối với các dự án đầu tư đã hoàn thành đưa vào sử dụng nhưng chưa đủ nguồn vốn; bố trí vốn để thu hồi vốn ứng trước đến hạn trong năm 2010. Bên cạnh đó, các bộ ngành phải bố trí đủ vốn đối ứng cho các công trình, dự án sử dụng nguồn vốn ODA theo cam kết; đảm bảo vốn cho công tác chuẩn bị đầu tư.

Sau khi bố trí cho các nhiệm vụ nêu trên, mới bố trí cho các dự án khởi công mới, có đủ thủ tục và điều kiện bố trí vốn theo chế độ quy định, theo hướng tập trung vốn, tránh dàn trải.

Còn tại các địa phương, theo yêu cầu của Bộ Tài chính, năm 2010, việc bố trí dự toán chi đầu tư xây dựng cơ bản phải trên cơ sở thanh toán dứt điểm nợ khối lượng xây dựng cơ bản và kiên quyết không để phát sinh nợ tồn đọng mới và không bố trí vốn cho các dự án chưa đủ thủ tục đầu tư.

Nhằm thực hiện phương án “tăng thu - giảm chi” để hướng tới giảm bội chi, Bộ Tài chính cũng đã yêu cầu các bộ, ngành, địa phương, khi phân bổ giao dự toán năm 2010 cho các đơn vị sự nghiệp phải thực hiện nguyên tắc, các đơn vị có nguồn thu sự nghiệp, thu phí dịch vụ phải phấn đấu nâng mức thu, để dành nguồn ưu tiên bố trí cho những đơn vị hoạt động chủ yếu bằng nguồn ngân sách nhà nước.

(Theo Mạnh Bôn // Báo đầu tư)

  • Doanh nghiệp nghĩ gì về môi trường kinh doanh 2009?
  • Hơn 80% Doanh nghiệp chê hạ tầng Việt Nam kém
  • Nâng cao hiệu quả của DN cấp nước Việt Nam : Quản lý giá theo thị trường
  • Kinh tế, thương mại hải đảo: Phát triển chưa tương xứng với tiềm năng
  • Cân bằng ổn định và tăng trưởng
  • Lạm phát của Việt Nam vào năm 2010 sẽ là 2 con số
  • Năm 2010 tiếp tục tiết kiệm 10% chi thường xuyên
  • Tình trạng nợ tại các tập đoàn, tổng công ty nhà nước: Có vượt hệ số an toàn?
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi