Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Năm 2010 tiếp tục tiết kiệm 10% chi thường xuyên

Bộ Tài chính đã có Thông tư hướng dẫn, các Bộ, cơ quan Trung ương và địa phương khi phân bổ và giao dự toán ngân sách năm 2010 sẽ tiếp tục giao khoản tiết kiệm 10% chi thường xuyên, đồng thời dành 40%-50% số thu được để lại theo chế độ nhằm thực hiện chế độ cải cách tiền lương.

Theo Thông tư 224/2009/TT-BTC quy định tổ chức thực hiện dự toán ngân sách nhà nước năm 2010, năm 2010 tiếp tục là năm thứ 3 cả nước thực hiện việc tiết kiệm 10% chi thường xuyên ngân sách nhà nước, tính từ thời điểm triển khai theo Thông tư 34/2008/TT-BTC ngày 23/4/2008 của Bộ Tài chính về việc này nhằm kiềm chế lạm phát.

Theo Báo cáo thẩm tra của Ủy ban Tài chính - Ngân sách tại phiên họp thứ 24 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, các cơ quan, đơn vị đã thực hiện nghiêm túc việc tiết kiệm 10% chi thường xuyên. Qua đó, dành thêm nguồn ngân sách để thực hiện chính sách kích cầu và bảo đảm an sinh xã hội.

Ở nhiều địa phương, việc triệt để thực hành tiết kiệm đã góp nguồn kinh phí đáng kể vào ngân sách, tiêu biểu như: tỉnh Thanh Hóa đã tiết kiệm được khoảng 62,2 tỷ đồng; Thái Bình 33,3 tỷ; Hưng Yên 37,2 tỷ; Lai Châu 21,1 tỷ đồng …

Như vậy có thể thấy rằng, đối phó với khó khăn của nền kinh tế trong bối cảnh suy thoái chung toàn cầu, chính sách thực hành tiết kiệm, chống lãng phí mà Đảng, Nhà nước, Chính phủ đã đề ra, trong đó có việc tiết kiệm 10% chi thường xuyên ngân sách, đã góp phần quan trọng vào việc thực hiện thành công nhiệm vụ kiềm chế lạm phát, duy trì tăng trưởng, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội mà đất nước đã đạt được trong năm qua.

Bởi thế, việc Bộ Tài chính tiếp tục giao chỉ tiêu tiết kiệm 10% chi phí thường xuyên trong năm 2010 cho thấy nhiệm vụ thực hành tiết kiệm, chống lãng phí được xác định là nhiệm vụ thường xuyên, lâu dài trong các cơ quan, tổ chức ở các cấp và trong nhân dân, bên cạnh yêu cầu tiết kiệm phải gắn liền với các tiêu chí cụ thể, sát thực để bảo đảm tính khả thi.

Cũng tại Thông tư 224/2009/TT-BTC, Bộ Tài chính đề nghị các Bộ, cơ quan Trung ương hướng dẫn các đơn vị trực thuộc dành 40% số thu được để lại theo chế độ năm 2010 (riêng ngành Y tế 35%, sau khi trừ chi phí thuốc, máu, dịch truyền, hoá chất, vật tư thay thế, vật tư tiêu hao) để thực hiện chế độ cải cách tiền lương trong năm 2010, đảm bảo mức lương tối thiểu 650.000 đồng/tháng.

Đối với các địa phương, Bộ Tài chính hướng dẫn sử dụng 50% tăng thu ngân sách địa phương (không kể số tăng thu từ nguồn thu tiền sử dụng đất) thực hiện năm 2009 so với dự toán năm 2009 được Thủ tướng Chính phủ giao. đồng thời thực hiện chuyển các nguồn thực hiện cải cách tiền lương năm trước theo quy định chưa sử dụng hết (nếu có) sang năm 2010 để tiếp tục thực hiện. Toàn bộ nguồn kinh phí này phải được hạch toán, quản lý riêng để tạo nguồn tiếp tục thực hiện cải cách tiền lương, không sử dụng nguồn kinh phí này cho các mục đích khác.

Với các biện pháp tạo nguồn như trên mà các Bộ, cơ quan Trung ương cũng như địa phương vẫn không đủ nguồn thì ngân sách Trung ương sẽ hỗ trợ để đảm bảo nguồn thực hiện.

Như vậy để đối mặt với những khó khăn, thách thức trong năm 2010, Bộ Tài chính khuyến khích việc tiết kiệm chi ngân sách công và đảm bảo tăng thu nhập tối thiểu cho người lao động.

(vnba)

  • Tình trạng nợ tại các tập đoàn, tổng công ty nhà nước: Có vượt hệ số an toàn?
  • Giá cả leo thang, nguy cơ lạm phát rình rập
  • 2010, VN sẽ còn đối diện với nhiều rủi ro
  • Công bố Việt Nam ICT Index của một số ngành kinh tế quan trọng
  • CitiBank lạc quan về triển vọng kinh tế Việt Nam năm tới
  • Thế giới nhận định và dự báo kinh tế Việt Nam 2010
  • Bàn kế hoạch 2011-2015: Phân cấp và chuyện “thả gà ra đuổi”
  • Phát huy vai trò các hiệp hội trong thời kỳ mới
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi