Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Kinh tế, thương mại hải đảo: Phát triển chưa tương xứng với tiềm năng

Là một quốc gia có bờ biển dài hơn 3.260km , với hơn 3000 hòn đảo lớn, nhỏ phân bố rải rác ở hầu hết các vùng từ Bắc vào Nam...Do đặc thù như vậy, Đảng, Nhà nước ta xác định kinh tế, thương mại vùng biển đảo có vai trò rất quan trọng đối với nhiều ngành kinh tế mũi nhọn và chủ lực của cả nước .
 
Tuy nhiên, việc phát triển kinh tế thương mại hải đảo trong những năm gần đây vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn do chưa được quan tâm và đầu tư đúng mức.

Theo Bộ Công Thương, trong những năm gần đây, với các chính sách hỗ trợ của nhà nước và các địa phương, diện mạo kinh tế, xã hội của các huyện, xã đảo đã có những thay đổi đáng kể: kinh tế đạt mức tăng trưởng khá và duy trì ổn định; đời sống dân cư được cải thiện, hoạt động du lịch có nhiều khởi sắc đặc biệt trên các đảo lớn như Phú Quốc, Cát Bà, Phú Quý, Lý Sơn, Cồn Cỏ… Tuy nhiên, sự phát triển kinh tế, thương mại khu vực hải đảo còn gặp nhiều khó khăn và vẫn mang đặc trưng của nền kinh tế làng chài, chủ yếu dựa vào khai thác tài nguyên thiên nhiên, tiềm lực kinh tế không đáng kể.

Kết cấu hạ tầng thương mại khu vực hải đảo còn thiếu và yếu. Hầu hết các huyện đều đã có chợ nhưng mới chỉ đáp ứng được phần nào nhu cầu sinh hoạt của nhân dân trên đảo, ở các xã đảo còn khó khăn hơn. Bởi vì, nhiều xã có chợ nhưng là chợ tạm, đã xuống cấp, không thể hoạt động vào mùa mưa bão. Việc vận chuyển hàng hóa, nguyên nhiên vật liệu từ đất liền ra đảo còn phụ thuộc vào thời tiết, giá cước vận chuyển cao cũng ảnh hưởng đến đời sống của người dân trên đảo.

Hoạt động sản xuất và xuất khẩu hàng hóa tại các đảo còn manh mún, nhỏ lẻ, chất lượng sản phẩm không cao, không thể xuất khẩu trực tiếp. Các ngành kinh tế có liên quan như sửa chữa và đóng tàu biển, chế biến dầu khí, chế biến thủy hải sản… bước đầu có phát triển nhưng quy mô còn rất nhỏ, thiếu sự kết nối giữa các ngành kinh tế, giữa các khu vực kinh tế biển với nhau, giữa hải đảo và đất liền…

Theo thông tin từ các địa phương, khó khăn lớn nhất của các huyện, xã đảo hiện nay là tình trạng thiếu chợ, thiếu nước sạch, thiếu hệ thống xử lý rác thải, thiếu nguồn nhân lực có trình độ… Cơ sở hạ tầng yếu kém cản trở sự phát triển và khó thu hút đầu tư vào đây. Đặc biệt là vấn đề thiếu điện, giá điện quá cao cũng đang là trở ngại lớn cho sự phát triển của các đảo, nhất là trong việc phát triển du lịch. Hiện giá điện sinh hoạt tại các đảo đang giao động ở mức 4.000 - 5.000đ/1kw, thậm chí có nơi còn lên tới 12.000đ/1kw như ở xã Quan Lạn thuộc huyện đảo Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh.

Theo ông Nguyễn Văn Thu, Phó chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận, khu vực hải đảo cần được gia tăng nguồn cung cấp điện và ưu tiên đầu tư về giá điện, Nhà nước và địa phương cần có chính sách bù lỗ để thực hiện tăng giá điện theo lộ trình mới đảm bảo cung cấp đủ điện cho sản xuất và sinh hoạt của dân cư và lực lượng vũ trang trên đảo.

Theo Sở Công Thương tỉnh Quảng Nam, tại đảo Cù Lao Chàm, do giá điện cao, người dân ít sử dụng điện mà chủ yếu khai thác năng lượng từ rừng, gây ảnh hưởng đến tài nguyên khu dự trữ sinh quyển quốc gia. Đại diện sở Công Thương tỉnh Quảng Nam cho rằng, cần có một ban chỉ đạo phát triển kinh tế vùng hải đảo và phải có những chính sách riêng để phát triển kinh tế xã hội dành cho khu vực này, đặc biệt là cơ sở hạ tầng về điện, và chợ.

Đại diện Bộ Công Thương, ông Trần Bảo Giám- Vụ trưởng Vụ Thương mại miền núi Bộ Công Thương- cho rằng: Để thúc đẩy kinh tế, thương mại khu vực hải đảo, cần tiếp tục xây dựng các công trình thương mại đầu tư xây dựng hệ thống chợ phục vụ cho việc trao đổi hàng hóa của nhân dân. Đặc biệt chú ý đến đầu tư kết cấu hạ tầng. Xây dựng kho dự trữ lương thực, hàng hóa, thiết yếu nhằm đảo bảo đời sống nhân dân trên đảo trong điều kiện mưa bão kéo dài.

Đầu tư phát triển mạnh hệ thống khai thác, nuôi trồng thủy hải sản, phát triển ngành du lịch biển trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của các huyện, xã đảo. Bên cạnh đó, đầu tư xây dựng các bến tàu có quy mô lớn có khả năng tiếp cận tàu vận tải lớn cập cảng; hỗ trợ kinh phí cho công tác xúc tiến thương mại, quảng bá du lịch, giúp các doanh nghiệp khu vực hải đảo đẩy mạnh xuất khẩu tại chỗ, đào tạo nguồn nhân lực cho khu vực hải đảo. tiếp tục duy trì việc trợ cước, trợ giá cung ứng tiêu thụ một số mặt hàng chính sách đến khu vực hải đảo. Tuy nhiên, cần bổ sung, sửa đổi một số chính sách hỗ trợ phát triển thương mại cho phù hợp với đặc thù của các huyện đảo xã đảo đặc biệt là các đảo còn nhiều khó khăn.

(Công Thương)

  • Cân bằng ổn định và tăng trưởng
  • Lạm phát của Việt Nam vào năm 2010 sẽ là 2 con số
  • Năm 2010 tiếp tục tiết kiệm 10% chi thường xuyên
  • Tình trạng nợ tại các tập đoàn, tổng công ty nhà nước: Có vượt hệ số an toàn?
  • Giá cả leo thang, nguy cơ lạm phát rình rập
  • 2010, VN sẽ còn đối diện với nhiều rủi ro
  • Công bố Việt Nam ICT Index của một số ngành kinh tế quan trọng
  • CitiBank lạc quan về triển vọng kinh tế Việt Nam năm tới
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi