Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Giật mình với thống kê đầu tư công

picture
Đầu tư công ở mức cao hiện được xem là một trong những nguyên nhân gây nên tình trạng lạm phát cao tại Việt Nam hiện nay.

Chưa bao giờ Chính phủ tỏ ra quyết tâm cắt giảm đầu tư công như năm nay.

Tuy nhiên, kết quả trên thực tế đang đặt ra nhiều thách thức. Theo số liệu mới công bố của Tổng cục Thống kê, vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước thực hiện trong tháng 5/2011 ước tính 17,8 nghìn tỷ đồng.

Và tính chung 5 tháng đầu năm nay, vốn đầu tư phát triển từ ngân sách Nhà nước thực hiện 73,3 nghìn tỷ đồng, bằng 39% kế hoạch năm và tăng 14,8% so với cùng kỳ năm 2010.

Đi vào chi tiết, Tổng cục Thống kê cho biết trong số vốn nói trên, vốn trung ương quản lý đạt 15.123 tỷ đồng, bằng 36,1% kế hoạch năm và tăng 10,9% so với cùng kỳ năm trước.

Trong khi đó, vốn địa phương quản lý đạt 58.236 tỷ đồng, bằng 39,8% kế hoạch năm và tăng 15,9% so với cùng kỳ năm 2010.

Một số địa phương có khối lượng vốn đầu tư thực hiện lớn là Hà Nội đạt 6.096 tỷ đồng, bằng 30,4% kế hoạch năm và tăng 17,3% so với cùng kỳ năm trước; Tp.HCM đạt 4.581 tỷ đồng, bằng 32,5% và tăng 9,5%; Đà Nẵng 3.393 tỷ đồng, bằng 59,2% và tăng 14,2%; Thanh Hóa 2.150 tỷ đồng, bằng 44,2% và tăng 42,9%; Hậu Giang 1.579 tỷ đồng, bằng 73,5% và tăng 41,7%; Cần Thơ 1.557 tỷ đồng, bằng 55,7% và tăng 31,9%; Bà Rịa-Vũng Tàu 1.486 tỷ đồng, bằng 45,7% và tăng 1,1%...

Tự thân các con số thống kê cho thấy, việc cắt giảm đầu tư công không dễ dàng như mong đợi. Nếu “đà” giải ngân được duy trì như hiện nay, mục tiêu cắt giảm đầu tư công trong năm nay, có lẽ, sẽ trở nên hết sức khó khăn trong những tháng cuối năm.

Tại kỳ họp Quốc hội mới đây, thay mặt Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Võ Hồng Phúc cho biết nguồn đầu tư từ ngân sách năm nay là 152 ngàn tỷ đồng và nguồn đầu tư từ trái phiếu Chính phủ là 45 ngàn tỷ đồng.

Với nguồn đầu tư công tổng cộng 197 ngàn tỷ đồng này, Chính phủ sẽ không cắt giảm nhưng sẽ cắt giảm đầu tư từ tín dụng Nhà nước và của doanh nghiệp Nhà nước. Bên cạnh đó, sẽ không cho ứng trước vốn của năm 2012 và không cho điều chuyển vốn của năm 2010 sang năm 2011.

Đầu tư công ở mức cao hiện được xem là một trong những nguyên nhân gây nên tình trạng lạm phát cao tại Việt Nam hiện nay.

(Theo Vneconomy)

  • Ba bộ có trách nhiệm trong sai phạm của Vinashin
  • Việt Nam cải thiện nhiều thủ tục thuế
  • Những “nghịch lý” lạ lùng của kinh tế Việt Nam
  • GDP 6 tháng năm 2011 có thể đạt 5,6%
  • Cách nào tránh bẫy thu nhập thấp?
  • Biển miền Trung có điều kiện chiến lược quan trọng
  • Sau động đất, sóng thần: Nhật rộng cửa đón tu nghiệp sinh Việt Nam
  • Các nhà đầu tư nước ngoài cảnh báo Việt Nam: Những rào cản làm chậm tốc độ tăng trưởng kinh tế
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi