Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Hỗ trợ nông dân vay vốn: Thắt chặt quan hệ cung - cầu

Trong bối cảnh cuộc khủng hoảng kinh tế, tài chính toàn cầu ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền kinh tế trong nước cũng như đời sống nhân dân, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 497/2009/QĐ-TTg nhằm hỗ trợ vốn vay mua máy móc, thiết bị, vật tư phục vụ sản xuất nông nghiệp và vật liệu xây dựng nhà ở khu vực nông thôn. Đến nay, những hỗ trợ của Chính phủ với nông dân đã đạt những kết quả đáng khích lệ.

Tăng sức mua và chi phí đầu tư

Sau 8 tháng thực hiện (tính đến ngày 31-12-2009), tổng dư nợ cho vay hỗ trợ lãi suất theo QĐ số 497/QĐ-TTg đạt hơn 776 tỷ đồng, với 95% số hộ gia đình, cá nhân khu vực nông thôn và các HTX. Các khoản vay được sử dụng vào mục đích mua máy móc, thiết bị cơ khí phục vụ sản xuất, chế biến sản phẩm nông nghiệp và các loại vật tư làm nhà ở. Một số địa phương có mức giải ngân cao, như Hà Tĩnh, Lâm Đồng, Hải Dương, Thanh Hóa, Yên Bái… Tuy nhiên, cũng có một số địa phương mức giải ngân thấp, như Bắc Kạn, Bình Định… Để tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các đối tượng được hưởng hỗ trợ, tháo gỡ một số khó khăn nảy sinh khi triển khai thực tế, Thủ tướng đã ban hành QĐ số 2213/TTg (ngày 31-12-2009) để sửa đổi, bổ sung một số điều của QĐ 497/TTg. Việc triển khai QĐ số 2213/QĐ-TTg đã đạt tổng số dư nợ cho vay gần 147 tỷ đồng tính đến ngày 31-3-2010. Bộ Công thương cho biết, QĐ 2213/QĐ-TTg mới triển khai dồn dập trong thời gian gần đây, việc thống kê chưa thể hiện hết số liệu cho vay, nên kết quả vay thực tế chắc còn cao hơn.

Nhờ nguồn vốn vay, nhiều hộ nông dân huyện Hương Khê (Hà Tĩnh) đã mua được thiết bị phục vụ sản xuất.Hồng Sơn

Đại diện nhiều tỉnh, thành phố cũng đồng tình với chủ trương của Chính phủ. Dù thời gian thực hiện chưa dài, nhưng gói hỗ trợ lãi suất vốn vay mua máy móc thiết bị, vật tư phục vụ sản xuất nông nghiệp và vật liệu xây dựng nhà ở dành cho bà con thật sự có ý nghĩa, phù hợp với nguyện vọng của nông dân, cũng như đáp ứng yêu cầu ổn định thị trường, lưu thông phân phối trên cả nước. Ngoài ra, việc tăng cường mua sắm nói trên đồng nghĩa với việc bổ sung thêm nguồn lực, năng lực sản xuất nông nghiệp và từ đó góp phần đẩy mạnh cơ giới hóa nông nghiệp, nông thôn, góp phần tăng thu nhập cho nông dân. Bằng sự tương tác qua lại, sức mua và chi phí cho đầu tư của khu vực nông thôn cũng được nâng lên. Bà con rất đồng tình với chủ trương của Chính phủ, nhất là trong việc bỏ định mức vay tối đa với nhóm vật tư nông nghiệp, hỗ trợ 100% lãi suất vay vốn dành cho việc mua sắm máy móc, thiết bị…

Bất cập cần khắc phục

Tuy nhiên, quá trình nông dân được vay vốn cũng xuất hiện một số bất cập cần sớm khắc phục. Đó là tổng mức cho vay, việc giải ngân còn thấp hơn mong muốn; chủng loại máy móc, vật tư do DN trong nước sản xuất chưa phù hợp với điều kiện đồng đất và yêu cầu sử dụng của bà con. Đặc biệt, số lượng nông dân được hưởng lợi chưa nhiều; giá bán nhiều loại sản phẩm chưa khẳng định được sức cạnh tranh so với hàng nhập khẩu.

Ông Lê Văn Việt, Phó Tổng giám đốc Tổng Công ty Máy động lực và máy nông nghiệp cho biết, thực tế trên là có thật, nhưng về cơ bản máy nông nghiệp do DN trong nước sản xuất vẫn đáp ứng được nhu cầu của bà con và đơn vị sẽ tăng cường cải tiến chất lượng, đa dạng hóa chủng loại để đáp ứng nhu cầu…

Thứ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Cẩm Tú khẳng định, việc thực hiện hai QĐ trên rất phù hợp với yêu cầu thực tế và tình hình phát triển kinh tế - xã hội. Đặc biệt, việc hỗ trợ này nhằm vào nông dân và sản xuất nông nghiệp, nên rất có ý nghĩa, cần được xem xét triển khai lâu dài, lồng ghép với phong trào "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam". Vấn đề là phải có sự phối hợp đồng bộ, trao đổi thông tin, rút kinh nghiệm trong việc triển khai, đơn giản hóa thủ tục cũng như kết hợp tư vấn mua sắm, tiêu dùng cho người vay… để đạt hiệu quả cao nhất trong sử dụng vốn.

Việc Chính phủ đề ra chủ trương kích cầu, hỗ trợ các đối tượng trong tiêu dùng một cách hợp lý, chỉ đạo các ngành, địa phương triển khai bằng những biện pháp đồng bộ sẽ tiếp tục đẩy mạnh và thắt chặt quan hệ cung - cầu, kết nối thường xuyên giữa sản xuất và tiêu dùng. Khi bà con sử dụng hàng trong nước sản xuất, DN sẽ gia tăng lượng hàng bán ra, thương hiệu hàng nội sẽ từng bước cải thiện sức cạnh tranh so với hàng ngoại, bảo đảm mục tiêu mở rộng thị phần... Ông Nguyễn Duy Lượng, Phó Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam cho rằng, Chính phủ, các ngành chức năng cần đơn giản hóa thủ tục vay vốn hơn nữa, có hướng dẫn cụ thể về thủ tục, xác định rõ đối tượng vay, những sản phẩm nào được hỗ trợ lãi suất… Một số chuyên gia cũng cho rằng, cần nâng mức cho vay xây dựng nhà ở từ 50 triệu đồng lên 100 triệu đồng. Thời hạn cho vay nên tăng lên từ 3 năm đến 5 năm. Mặt khác, ngành chức năng cần bảo đảm cân đối vốn để đáp ứng nhu cầu vay của nông dân, trên cơ sở tăng cường quản lý chất lượng, giá các mặt hàng nằm trong diện được hỗ trợ.

(Theo Hồng Sơn // Hanoimoi Online)

  • Hồ du lịch Núi Cốc bị xâm hại nghiêm trọng
  • Doanh nghiệp dự báo triển vọng kinh doanh 2010
  • Phát tiển khu kinh tế biển: Đi theo hình mẫu nào?
  • TS.Vũ Thành Tự Anh: Tính bền vững của nợ công ở Việt Nam
  • Việt Nam đã thành nước "nghèo" về tài nguyên nước
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Tăng trưởng GDP trung bình 7%/ tháng
  • Việt Nam sẽ phục hồi nhanh hơn thế giới
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi