Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Tăng trưởng GDP trung bình 7%/ tháng

Để thực hiện mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô, không để lạm phát cao và đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế 6,5% trong năm 2010, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng vừa yêu cầu các bộ, ngành, địa phương nỗ lực, quyết liệt phấn đấu trong 6 tháng cuối năm phải đạt mức tăng trưởng trung bình tháng khoảng 7%.

Bên cạnh đó, một vấn đề đang được dư luận quan tâm là nhập siêu. Kim ngạch xuất khẩu 4 tháng đầu năm ước đạt 20,16 tỷ USD. Trong khi đó, nhập khẩu 4 tháng ước đạt 24,8 tỷ USD. Nhập siêu 4 tháng đầu năm khoảng 4,65 tỷ USD bằng 23,1% so với tổng kim ngạch xuất khẩu. Theo ông Nguyễn Xuân Phúc, Bộ trưởng, Chủ nhiệm văn phòng Chính phủ thì để đạt được mục tiêu cả năm 2010 nhập siêu dưới 20% kim ngạch xuất khẩu cần phải có sự nỗ lực của toàn xã hội. Chính phủ chỉ đạo tiếp tục đẩy mạnh sản xuất, dịch vụ và tăng xuất khẩu. Theo thứ trưởng Bộ Công thương Lê Danh Vĩnh, vấn đề nhập siêu thiết bị 3G đã được Bộ Công thương gửi kiến nghị sang Bộ Thông tin và Truyền thông nghiên cứu, xem xét và cân đối sự cần thiết của mặt hàng này với đời sống xã hội hiện tại. Từ đó, hai bộ sẽ họp và đưa ra kiến nghị về chính sách nhập khẩu mặt hàng 3G trong thời gian tới.

Chỉ số giá tiêu dùng trong tháng 4 tăng 0,14% là một tín hiệu đáng mừng. Tuy nhiên, theo Thứ trưởng Bộ Tài chính Trần Văn Hiếu, chúng ta không nên chủ quan. Để chỉ số giá tiêu dùng cả năm theo đúng kế hoạch đã được Quốc hội phê chuẩn, việc quản lý giá cả, chống đầu cơ tăng giá những mặt hàng thiết yếu vẫn phải quản lý chặt chẽ.

Trả lời câu hỏi của Báo DĐDN về kế hoạch kiềm chế giá bất động sản, đảm bảo an sinh xã hội, Thứ trưởng Trần Văn Hiếu cho biết, bất động sản là một trong những yếu tố quan trọng quyết định chỉ số giả cả cũng như đời sống dân sinh xã hội. Đây là vấn đề được rất nhiều quốc gia quan tâm quản lý, điều hành. Để VN có thể quản lý thành công vấn đề này cần phải có sự vào cuộc, phối hợp của nhiều bộ ngành. Đặc biệt, Bộ Xây dựng cần xây dựng một cơ chế minh bạch thông tin trong các quy định về bất động sản. Hài hòa quan hệ cung – cầu cũng là một yêu cầu quan trọng của thị trường bất động sản trong điều hành giá cả bất động sản.

(Theo Bá Tú // Diễn đàn doanh nghiệp)

  • Việt Nam sẽ phục hồi nhanh hơn thế giới
  • Kinh tế 2010 và nỗi lo giá tăng, điện thiếu
  • TS Vũ Thành Tự Anh: Ổn định vĩ mô để phục hồi bền vững
  • Kinh tế biển: Chậm còn hơn không
  • Cần thay đổi mô hình tiêu dùng không bền vững
  • Năm 2010 có thể đạt mục tiêu tăng trưởng kinh tế 6,5%
  • “Khoảng trống CNTT” trong doanh nghiệp
  • Dự án nào cần Quốc hội quyết chủ trương đầu tư?
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi