Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Việt Nam đã thành nước "nghèo" về tài nguyên nước

Việt Nam đang đứng trước nguy cơ mất an ninh năng lượng, an ninh nguồn nước, thậm chí là an ninh lương thực. Hiện nay, cả nước đang có 5 tỉnh, thành phố đang bị nước biển xâm thực và gây tác động không nhỏ.

Tại Hội nghị cấp cao về Chương trình mục tiêu quốc gia Nâng cao hiệu quả quản lý, bảo vệ, sử dụng tổng hợp tài nguyên nước, tổ chức hôm 27/4, Phó Thủ tướng Chính phủ Hoàng Trung Hải lo lắng, Việt Nam không còn được coi là đất nước có nguồn nước phong phú mà là nước “nghèo” về tài nguyên nước, khi 70% nguồn nước phụ thuộc vào bên ngoài, ở thượng nguồn.

a
Người dân xã Ia HD’reh (huyện Kông Pa, tỉnh Gia Lai) đào hố ven suối để lấy nước về dùng. Ảnh Bee

Trong khi đó, việc quản lý nguồn tài nguyên nước ở Việt Nam là rất kém, ai cũng có thể khai thác, mạnh ai nấy làm, muốn thải gì ra môi trường nước thì thải, muốn lấy ở đâu thì lấy. Thậm chí khoan xả nước bẩn xuống các tầng nước ngầm.

Bộ trưởng Bộ TN&MT Phạm Khôi Nguyên cho biết, mục tiêu của Chương trình là trong 10 năm tới, tiết kiệm từ 8%-10% tổng mức sử dụng nước so với dự báo hiện nay về nhu cầu sử dụng của các ngành. Chủ động ngăn ngừa, hạn chế tình trạng ô nhiễm, hạn hán, thiếu nước trong mùa khô trên 13 lưu vực sông ưu tiên.

Được biết, chương trình được thực hiện từ năm 2010 đến năm 2020 với hai giai đoạn: Giai đoạn I từ 2010 – 2015, khởi động và triển khai; giai đoạn II từ 2015 – 2020, củng cố và phát triển, với tổng kinh phí lên tới 6.000 tỷ đồng.

Trong đó, vốn nước ngoài chiếm 60%, ngân sách TW khoảng 30%, ngân sách địa phương khoảng 5% và vốn đóng góp của các doanh nghiệp, các tổ chức KT-XH và các nguồn vốn khác khoảng 5%.

8 mục tiêu trong chương trình mục tiêu quốc gia về tài nguyên nước

Một là, hoàn thiện khung pháp lý về bảo vệ, khai thác, sử dụng tổng hợp, tiết kiệm và hiệu quả tài nguyên nước;

Hai là, tăng cường điều hoà sử dụng tổng hợp, tiết kiệm tài nguyên nước;

Ba là, đẩy mạnh việc triển khai thực hiện các biện pháp bảo vệ tài nguyên nước và các loại thuỷ sản đặc hữu;

Thứ tư, kiểm kê, đánh giá được hiện trạng nguồn tài nguyên nước quốc gia;

Năm là, thiết lập mạng lưới quan trắc, giám sát tài nguyên nước và các hoạt động khai thác, sử dụng nước, xả nước thải vào nguồn nước quốc gia;

Sáu là, xây dựng cơ sở dữ liệu và hệ thống thông tin tài nguyên nước quốc gia;

Bảy là, tăng cường thể chế, bộ máy, nâng cao năng lực quản lý ở các cấp;

Và thứ tám, đẩy mạnh giáo dục, tuy truyền phổ biến thông tin, vận động cộng đồng, nâng cao nhanạ thức về sử dụng tiết kiệm, hiểu quả tài nguyên nước.

(Theo Nguyễn Nam // Báo Bee.net.vn)

  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Tăng trưởng GDP trung bình 7%/ tháng
  • Việt Nam sẽ phục hồi nhanh hơn thế giới
  • Kinh tế 2010 và nỗi lo giá tăng, điện thiếu
  • TS Vũ Thành Tự Anh: Ổn định vĩ mô để phục hồi bền vững
  • Kinh tế biển: Chậm còn hơn không
  • Cần thay đổi mô hình tiêu dùng không bền vững
  • Năm 2010 có thể đạt mục tiêu tăng trưởng kinh tế 6,5%
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi