Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Hội nghị triển khai kế hoạch phát triển Kinh tế - xã hội năm 2010 : Tám nhóm giải pháp quan trọng

Trong 2 ngày 6 và 7-1, tại Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã chủ trì Hội nghị triển khai kế hoạch phát triển KT-XH và dự toán ngân sách nhà nước năm 2010. Đại diện các bộ, ngành, địa phương trên cả nước đã về dự.

Vượt qua một năm đầy thử thách

Mục tiêu năm 2010: Phục hồi kinh tế, chuyển dịch cơ cấu và nâng cao chất lượng tăng trưởng, đạt mức cao hơn năm 2009. Ảnh: Huy Hùng

Theo đánh giá của Chính phủ, năm 2009 nền kinh tế nước ta phải đối mặt với hàng loạt khó khăn, thách thức do cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu gây ra, gây giảm sút về tốc độ tăng trưởng, kim ngạch xuất khẩu, nhiều doanh nghiệp (DN) suy giảm trong sản xuất, kinh doanh. Chính phủ đã theo dõi sát sao, chủ động và kiên quyết trong điều hành thông qua những nhóm giải pháp hợp lý, kịp thời nên tình hình KT-XH được duy trì ổn định, bảo đảm an sinh xã hội. Chính phủ ban hành Nghị quyết số 01/2009/NQ-CP và 30/2008/NQ-CP cũng như áp dụng nhiều biện pháp nhằm khơi dậy nguồn nội lực, kích cầu kết hợp kích thích tiêu dùng nội địa, đẩy nhanh tiến độ xây dựng nhiều công trình, dự án để duy trì hoạt động sản xuất, kinh doanh kết hợp tăng tốc độ giải ngân. Kết quả, GDP cả nước đạt tốc độ tăng trưởng 5,32% và được đánh giá là một trong số ít quốc gia có tốc độ tăng trưởng khá cao; tổng mức đầu tư toàn xã hội đạt 704 ngàn tỷ đồng, tăng 15,3% so với năm trước. Việt Nam vẫn khẳng định được vị thế là điểm đến hấp dẫn cho dòng vốn ngoại và lập kỷ lục mới trong thu hút nguồn vốn ODA - với mức kỷ lục hơn 8 tỷ USD; kết quả giải ngân của các dự án ODA cũng đạt mức cao là 3,6 tỷ USD.

Cộng đồng thế giới, các đối tác đánh giá, nền kinh tế Việt Nam đã đứng vững, từng bước thoát ra khỏi sự ảnh hưởng của suy thoái một cách ngoạn mục và đang lấy lại phong độ, chuẩn bị cho giai đoạn hồi phục trong năm 2010 và giai đoạn tiếp theo…

Hướng tới sự tăng trưởng mạnh và bền vững

Chính phủ xác định mục tiêu tổng quát của năm 2010 là: Nỗ lực phấn đấu phục hồi tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt mức cao hơn năm 2009, tăng tính ổn định kinh tế vĩ mô; nâng cao chất lượng tăng trưởng; ngăn chặn lạm phát cao trở lại; tăng khả năng bảo đảm an sinh xã hội; chủ động hội nhập và nâng cao hiệu quả hợp tác kinh tế quốc tế; giữ vững ổn định chính trị và trật tự an toàn xã hội; bảo đảm yêu cầu quốc phòng, an ninh; phấn đấu đạt mức cao nhất các chỉ tiêu của kế hoạch phát triển KT-XH 5 năm 2006-2010.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã nghe các thành viên Chính phủ, đại diện các địa phương báo cáo các vấn đề liên quan và gợi ý những nội dung cần trao đổi để từ đó tập trung hoàn thiện nội dung Nghị quyết của Chính phủ về những giải pháp chủ yếu chỉ đạo, điều hành việc thực hiện kế hoạch phát triển KT-XH năm 2010. Thủ tướng nhấn mạnh, cần có sự đồng thuận ý kiến từ các cơ quan, địa phương để đi đến thống nhất về giải pháp nhằm mục tiêu tổng thể là đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng theo hướng bền vững, cải thiện chất lượng tăng trưởng, an sinh xã hội và ổn định kinh tế vĩ mô. Năm 2010, mục tiêu đạt tốc độ tăng trưởng 6,5%, nhưng phấn đấu đạt mức cao hơn. Các bộ, ngành, địa phương cần lĩnh hội và triển khai đồng bộ những chỉ đạo, biện pháp điều hành của Chính phủ, chủ động triển khai theo phạm vi, chức năng của mình. Trong đó, cần quan tâm thỏa đáng tới việc kết hợp hài hòa các nguồn lực vật chất và con người, nguồn vốn trong và ngoài nước cho phát triển, tận dụng mọi thời cơ để tăng trưởng có chất lượng và bền vững.

Chính phủ đưa ra 8 nhóm giải pháp liên quan đến nhiều lĩnh vực. Trong đó gồm một số giải pháp liên quan trực tiếp đến sản xuất, kinh doanh như: cải thiện môi trường đầu tư thông qua rà soát, sửa đổi, bổ sung những quy định liên quan. Tiếp tục hướng dẫn và tổ chức thực hiện các giải pháp kích thích kinh tế theo hướng vừa hỗ trợ phục hồi tăng trưởng vừa thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh, khuyến khích xây dựng thương hiệu và chuyển giao công nghệ. Đẩy mạnh sắp xếp, đổi mới DN. Chính phủ chủ trương huy động, sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn bằng việc hoàn thiện cơ chế quản lý và cải tiến thủ tục đầu tư; rà soát, sắp xếp danh mục các dự án theo thứ tự ưu tiên, khắc phục tình trạng đầu tư dàn trải. Ưu tiên tăng tiến độ các dự án hạ tầng. Huy động thêm nguồn vốn trong nước, phối hợp chặt chẽ với nhà tài trợ quốc tế. Chính phủ sẽ chỉ đạo Bộ Công thương, các địa phương nâng cao sức cạnh tranh của hàng hóa xuất khẩu; đẩy mạnh thương mại nội địa; đặc biệt khuyến khích tham gia cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam".

Chính phủ xác định một số giải pháp nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng sức cạnh tranh, như: hoàn thành và triển khai thực hiện đề án chuyển dịch cơ cấu kinh tế giai đoạn đến năm 2020. Tập trung phát triển nhanh các ngành dịch vụ, nhất là ngành viễn thông, kho vận, du lịch... quảng bá hình ảnh và kêu gọi du khách tham gia sự kiện 1000 năm Thăng Long - Hà Nội.

Về điều hành chính sách tài chính, tiền tệ sẽ linh hoạt nhưng thận trọng nhằm bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát nhập siêu đồng thời ngăn chặn lạm phát cao quay trở lại, phấn đấu giảm bội chi ngân sách xuống dưới mức 6,2% và tăng thu ngân sách trên 5% so với dự toán; đồng thời thực hành tiết kiệm chi, tránh lãng phí.

Thủ tướng kết luận, năm 2009 có thể xuất hiện những điều kiện thuận lợi mới tuy khó khăn, trở ngại vẫn còn. Các cấp, ngành, cộng đồng DN cần phát huy kết quả đã đạt được, lấy đó làm nền tảng cho sự bứt phá phát triển KT-XH năm 2010. Chính phủ sẽ sát cánh cùng các ngành, địa phương, tạo điều kiện tốt nhất cho tăng trưởng nhanh, bền vững, nhất là bảo đảm các cân đối vĩ mô và an sinh xã hội, quán triệt tinh thần giữ vững ổn định chính trị, an ninh, quốc phòng...

(Theo HNM)

  • Kinh tế tri thức : Điểm tựa cho mục tiêu thiên niên kỷ
  • CPI năm 2009: “Nén” và “nhả”
  • Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam Cần một chiến lược bài bản
  • Từ CPI nghĩ về trách nhiệm của người chỉ huy
  • 9 sự kiện nổi bật của kinh tế Việt Nam năm 2009
  • Người dân VN vùng vẫy trong vòng vây biến đổi khí hậu
  • Biến đổi khí hậu và cuộc chiến sinh tồn: Thích ứng để sống chung
  • Kinh tế Việt Nam năm 2009 - Thành công kép
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi