Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Người dân VN vùng vẫy trong vòng vây biến đổi khí hậu

Là thành phố lớn nhất nhì Việt Nam, thành phố Hồ Chí Minh nằm ở vị trí khá thấp nên dễ dàng bị ảnh hưởng bởi biến đổi khí hậu, đặc biệt là hai hiện tượng nước biển dâng và các dạng thời tiết khắc nghiệt. Đó cũng là kịch bản chung cho toàn vùng đồng bằng sông Cửu Long.
 


Sông Sài Gòn

Bảo vệ cho đồng bằng sông Cửu Long là rừng ngập mặn Cần Giờ. Nằm cách thành phố Hồ Chí Minh 40km với hàng triệu thân cây sinh sống, rừng ngập mặn Cần Giờ làm thành một phòng tuyến chống bão hữu hiệu cho cả khu vực.
 

Trải rộng trên diện tích 75.000ha, rừng ngập mặn Cần Giờ còn giúp chống xói mòn ven biển và đóng vai trò “lá phổi xanh” cho thành phố Hồ Chí Minh.

Tuy nhiên, nhiều khu vực của đồng bằng sông Cửu Long không may mắn có được sự bảo vệ của rừng ngập mặn. Do đó, những nơi này sẽ bị nhấn chìm đầu tiên khi nước biển dâng cao. Bên cạnh đó còn là mối lo nhiễm mặn dù nhiều con đê đã được xây dựng để ngăn chặn nước biển xâm nhập.

Đồng bằng sông Cửu Long là vựa lúa lớn nhất Việt Nam và chiếm 90% lượng lúa gạo xuất khẩu. Để thích ứng với biến đổi khí hậu, nông dân tại đây đã bắt đầu điều chỉnh mùa vụ và trồng nhiều loại lúa mới.

Người nông dân Việt Nam than thở rằng trồng lúa bây giờ khó khăn hơn ngày trước nhiều. “Hồi xưa, ông bà chúng tôi có thể đoán được vụ mùa dựa trên những dự đoán về thời tiết. Nhưng giờ đây dự đoán bất cứ điều gì cũng khó!”, người phụ nữ tên Trần Thị Hồng chia sẻ.

Nhiều gia đình nông dân ở đồng bằng sông Cửu Long tự bảo vệ mình khi nước dâng cao đột ngột bằng cách xây nhà sàn.

Nhà cửa và thậm chí là mồ mả rất dễ bị nước lũ hủy hoại. Theo truyền thống, người dân quê Việt Nam xây mộ trên những gò đất cao. Nhưng ngôi mộ đang bị cô lập giữa cánh đồng ngập nước này sẽ khó toàn vẹn nếu gặp phải trận lụt nặng hơn.

Chính vì vậy, nhiều người bắt đầu xây mộ trên cột nhà sàn thay vì nền đất. “Cha tôi không muốn thi thể ông bị nhấn chìm sau khi qua đời. Do đó, tôi xây mộ ông trên cao để tránh nước lũ”, một người nông dân nói.

Nếu mực nước lũ dâng cao hơn nữa, nhiều người dân sẽ phải học cách sống trên sông nước hơn. Có thể đó cũng là một lý do khiến cho chợ nổi ở Cần Thơ vẫn còn hoạt động cho đến tận bây giờ.

Người mua kẻ bán chèo thuyền dọc theo dòng sông, nhờ vậy mà họ hạn chế được sự tổn hại môi trường ở mức tối thiểu.

Ngược lại, hơn triệu dân đang sinh sống tại thành phố Hồ Chí Minh cũng góp phần làm biến đổi khí hậu với phương tiện giao thông phổ biến – xe máy – của họ.

 

(Theo Hải Ngọc (Theo BBC) // Nguoilaodong Online)

  • Biến đổi khí hậu và cuộc chiến sinh tồn: Thích ứng để sống chung
  • Kinh tế Việt Nam năm 2009 - Thành công kép
  • Đối mặt với mức lạm phát cao trong năm 2010
  • Những kỳ vọng mới ở môi trường kinh doanh 2010
  • Biến đổi khí hậu và cuộc chiến sinh tồn : Dải đất Sơn Tinh
  • Việt Nam, liệu có xảy ra tái lạm phát cao?
  • 2010: TP.HCM khó cân đối nguồn vốn
  • Kinh tế 2010: Việt Nam cần tránh hệ lụy - Thế giới có thể còn nhiều rủi ro
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi