Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

IMF dự báo GDP 2012 của Việt Nam tăng trưởng 5,6%

picture
Tỷ lệ tăng trưởng GDP năm 2012 của Việt Nam được IMF dự báo là 5,6% và đạt 6,3% trong năm kế tiếp.

Trong báo cáo mới nhất về triển vọng kinh tế thế giới, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cho rằng, nhóm 5 nước ASEAN gồm Indonesia, Philippines, Thái Lan, Malaysia và Việt Nam sẽ đạt mức tăng trưởng cao trong năm nay và năm tới.

Theo báo cáo, 5 quốc gia trên (gọi tắt là ASEAN-5) được định chế tài chính IMF dự báo có tỷ lệ tăng trưởng năm nay là 5,4% và sang năm lên 6,2%. Năm ngoái, tỷ lệ tăng trưởng của ASEAN-5 chỉ đạt 4,5%.

IMF cho rằng, mặc dù bị tác động không nhỏ bởi kim ngạch xuất khẩu giảm sút trong năm trước, nhưng bù lại, nhu cầu tiêu thụ nội địa tại các quốc gia này đã tăng mạnh, đặc biệt là ở Indonesia.

Theo định chế tài chính toàn cầu này, sự mong manh của các triển vọng bên ngoài cho thấy sự cần thiết để khu vực cân bằng lại tăng trưởng bằng cách tăng cường nguồn nhu cầu trong nước trong những năm tới.

Tại các quốc gia châu Á mới nổi, trong đó có nhiều nước ASEAN, việc tăng cường nhu cầu nội địa đòi hỏi phải cải thiện điều kiện cho đầu tư tư nhân, bao gồm giải quyết tắc nghẽn cơ sở hạ tầng, tăng cường quản lý nhà nước và cung cấp dịch vụ công.

Trong số 5 nước ASEAN được IMF đánh giá, Thái Lan được dự đoán sẽ tăng trưởng mạnh hơn, nhờ chính sách linh hoạt hóa tiền tệ và các ưu đãi thuế khóa sau nạn lụt. Philippines là nước tăng trưởng chậm nhất trong năm nước.

Cụ thể, tăng trưởng GDP của Philippines năm nay là 4,2%, trong khi Indonesia 6,1%, Việt Nam 5,6%, Thái Lan 5,5%, Malaysia 4,4%. Sang 2013, Thái Lan sẽ vượt lên ở mức 7,5%, Indonesia 6,6%, Việt Nam 6,3%, Malaysia và Philippines cùng 4,7%.

IMF cho biết, do tốc độ hoạt động kinh tế của khu vực đã chậm lại và dòng vốn giảm, áp lực lạm phát suy yếu và tăng trưởng tín dụng chậm lại. Lạm phát trong khu vực dự kiến sẽ giảm từ 5% năm 2011 xuống dưới 4% năm 2012 và 3,5% năm 2013.

Tổ chức này khuyến cáo, các nước châu Á cần tập trung đẩy mạnh an sinh xã hội và đầu tư vào cơ sở hạ tầng. Bên cạnh đó, các nước này phải chú ý cấp tín dụng cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, giảm bớt lệ thuộc vào xuất khẩu.

(Theo Vneconomy)

  • “Nói tư nhân không muốn làm là không sòng phẳng”
  • Đề án tái cơ cấu kinh tế: Đâu là ưu tiên hàng đầu?
  • Bức tranh tổng thể nền kinh tế Việt Nam: Vẫn đầy lo âu
  • Thoát đình trệ - lạm phát: “Dung hoà” các giải pháp đối nghịch
  • Phân cấp: Tỉnh chủ động quá đà, quốc gia lãnh hậu quả
  • Bộ ngành cãi nhau: nông dân lãnh đủ
  • Những tồn tại kinh tế Việt Nam và đề xuất chính sách
  • Chiến lược và thủ đoạn
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi