Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Vai trò của các “ông lớn”

“Trong điều kiện khó khăn, phức tạp vừa qua, nhiều tập đoàn, TCty nhà nước thực sự là công cụ quan trọng của Nhà nước để điều hành, thực hiện các giải pháp kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, duy trì tăng trưởng và bảo đảm an sinh xã hội” đúng như đánh giá của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng khi trả lời Quốc hội vừa qua.

 
TCty Hàng không Việt Nam giữ bình ổn giá trong khi giá
nhiên liệu bay bình quân 6 tháng đầu năm tăng 38%
so với kế hoạch

Thực hiện Kết luận số 22-KL/TƯ ngày 4/4/2008 của Bộ Chính trị “Về một số vấn đề kinh tế - xã hội quý I/2008 cần quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo” và Nghị quyết số 10/2008/NQ-CP của Chính phủ về các biện pháp kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội và tăng trưởng bền vững. các tập đoàn kinh tế, TCty, ngân hàng thương mại nhà nước đã duy trì tốc độ tăng trưởng hợp lý, góp phần đảm bảo các cân đối lớn và ổn định kinh tế vĩ mô; thực hiện nhiều biện pháp đẩy mạnh sản xuất, bảo đảm cung ứng đủ các sản phẩm thiết yếu.
 

 TCty Công nghiệp Xi măng Việt Nam đã phát huy tối đa năng lực sản xuất, khai thác triệt để các nguồn cung, điều tiết clinker giữa các đơn vị thành viên để tăng lượng xi măng ra thị trường, nhất là các địa bàn có nhu cầu cao. (Có thời điểm đã đưa vào thị trường các tỉnh phía Nam 310 ngàn tấn clinker, xi măng và Cty CP Xi măng Hà Tiên 1 đã bán ra thị trường TP HCM 7.000 tấn xi măng/ngày với giá bán ổn định).
 

TCty Hàng không Việt Nam giữ bình ổn giá trong khi giá nhiên liệu bay bình quân 6 tháng đầu năm tăng 38% so với kế hoạch nên 9 tháng đạt mức cân bằng thu chi.

TCty Lương thực miền Bắc thực hiện việc bình ổn giá lương thực (vào thời điểm cuối tháng 4/2008 đã chuyển hàng chục ngàn tấn gạo dự trữ tại ĐBSCL ra miền Bắc)...

TCty Xăng dầu Việt Nam đảm bảo nguồn cung ứng xăng dầu Nhà nước giao, góp phần ổn định thị trường.
 

TCty Đường sắt Việt Nam không tăng giá vé, tiết kiệm chi phí, bảo đảm chạy tàu thông suốt và an toàn.

TCty Thép Việt Nam giữ vai trò bình ổn thị trường với việc thường xuyên dự trữ 1 tháng sản phẩm, 1 tháng phôi thép và 1 tháng thép phế liệu; tiến hành tăng tỷ lệ cung ứng trực tiếp đến công trình, mở rộng kênh phân phối...

Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam đã hoàn thành vượt mức kế hoạch các chỉ tiêu doanh thu, kim ngạch XK và nộp NSNN; đảm bảo cân đối cung cầu các sản phẩm thiết yếu (xăng dầu, phân đạm, khí hóa lỏng...) cho nền kinh tế; thực hiện việc kiểm soát chặt chẽ mạng lưới đại lý phân phối phân đạm đến tay người tiêu dùng với giá thống nhất trên toàn quốc, góp phần tích cực vào bình ổn giá đạm trong nước.
 

Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam giảm giá cước dịch vụ bưu chính, viễn thông, trong đó giảm cước nhiều dịch vụ viễn thông  (bình quân 13-14%)...
 

Vấn đề đặt ra là các cơ quan quản lý nhà nước đánh giá như thế nào về kết quả hoạt động của các DN nhà nước trong năm 2008 để một mặt, không ảnh hưởng lớn đến thu nhập của người lao động, mặt khác, ghi nhận những đóng góp của nhiều tập đoàn, TCty nhà nước trong thời gian qua. Vì theo Nghị định số 206/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 của Chính phủ về quản lý lao động, tiền lương và thu nhập trong các TCty nhà nước, thì “Cty được áp dụng hệ số điều chỉnh tăng không quá 2 lần so với mức lương tối thiểu chung do Chính phủ quy định để làm cơ sở tính đơn giá tiền lương. Khi áp dụng hệ số điều chỉnh tăng thêm này Cty phải bảo đảm đủ các điều kiện: Nộp NSNN theo đúng quy định; mức tăng lương bình quân phải thấp hơn mức tăng năng suất lao động bình quân; lợi nhuận kế hoạch không thấp hơn so với lợi nhuận thực hiện của năm trước liền kề. Quỹ tiền lương thực hiện được xác định theo mức độ hoàn thành chỉ tiêu sản xuất, kinh doanh, năng suất lao động, lợi nhuận thực hiện và trả lương cho người lao động theo quy chế trả lương của Cty”...
 

Trong thời điểm khó khăn chung của nền kinh tế, các TCty, tập đoàn đã làm khá tốt vai trò trụ cột của mình. Chính vì thế, cần có sự động viên kịp thời. Vì, những giá trị gắn với DN như thương hiệu, uy tín, quy mô được xây dựng và vun đắp bao năm qua nếu không được cơ quan nhà nước đánh giá khách quan thì thiệt hại sẽ khôn lường không chỉ đối với DN mà cả nền kinh tế.

(Theo báo điện tử Diễn đoàn doanh nghiệp)

  • Tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2008 đạt 6,23%
  • Kinh tế 2008, vượt qua sóng gió
  • Những trăn trở, định hướng cho năm mới 2009
  • Năm 2009: Đẩy mạnh sản xuất hàng tiêu dùng nội địa
  • Từ bỏ tư duy “đuổi kịp”
  • Bỏ “lối đi cũ” để đón “bão”
  • Tiếp tục cải cách để duy trì tính cạnh tranh
  • Nhìn lại kinh tế Việt Nam 2008
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi