Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

WTO-cơ hội của doanh nghiệp biết đón đầu

Sau “ cơn bão mê-la-min, thị trường sữa đang dần trở lại ổn định. Song thuế nhập khẩu sữa là một vấn đề đang được nhiều người quan tâm. Bởi vì, với mức thuế như của  hiện nay, ngành công nghiệp sữa gặp rất nhiều khó khăn.

 

Trong một cuộc tọa đàm tìm hướng đi cho ngành công nghiệp sữa Việt Nam, ông Nguyễn Đăng Vang (Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học công nghệ và môi trường của Quốc hội) đã cho rằng: "Với hàng rào thuế quan như hiện nay, chúng ta rất khó có thể tăng lượng sữa tươi để đáp ứng tiêu dùng. Thay vì nhập khẩu sữa bột với mức thuế là 20%, hiện chúng ta chỉ thu thuế có 10% (bằng một nửa so với quy định) khiến các doanh nghiệp sẵn sàng nhập sữa bột từ nước ngoài mà không sử dụng sữa tươi trong nước. Thế giới khuyến khích chúng ta qua hàng rào thuế quan này, bởi muốn tạo ra sự công bằng, giảm sự chênh lệch giàu nghèo giữa nông thôn và thành thị ở Việt Nam, tạo ra sự phát triển bền vững cũng có nghĩa là tạo nên một thị trường tiềm năng trong tương lai. Nhưng chúng ta lại giảm xuống 10%, có nghĩa là đã đi ngược lại xu hướng phát triển đó".

 

Sự kiện mê-la-min có mặt trong các sản phẩm sữa bột nhập khẩu từ nước ngoài đã gây hoang mang cho người tiêu dùng và rối loạn thị trường sữa. Nhưng đây cũng là một dịp để ngành công nghiệp sữa Việt Nam nhìn lại mình và tự đổi mới. Đây là một yêu cầu bức thiết, nhất là trong điều kiện Việt Nam đã trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới. Rồi đây hàng rào thuế quan đối với sữa và các sản phẩm từ sữa sẽ dần dần hạ xuống, tạo điều kiện cho sự cạnh tranh công bằng giữa các doanh nghiệp sản xuất và chế biến sữa.

 

Hiện tại, có 80% các sản phẩm sữa trên thị trường có nguồn gốc từ sữa bột. Nếu các cơ quan chức năng quản lý nghiêm, người tiêu dùng nhận biết được bản chất của sữa tươi thì họ sẽ có thái độ dứt khoát đối với các sản phẩm làm từ sữa bột. Khi đó, các công ty sẽ quay lại đầu tư vào nguồn nguyên liệu trong nước và học tập mô hình phát triển của một trong những đơn vị vừa sản xuất vừa chế biến sữa với nguồn nguyên liệu sữa tươi 100% nguyên chất như Công ty CP Giống bò sữa Mộc Châu (Mộc Châu Milk). Ông Trần Công Chiến (TGĐ Mộc Châu Milk-doanh nghiệp duy nhất của ngành sữa được lọt vào tốp 10 doanh nghiệp xuất sắc nhất nhận giải Cúp vàng hội nhập kinh tế quốc tế năm 2008) cho biết: "Chúng tôi chế biến các sản phẩm sữa từ nguồn sữa tươi nguyên liệu 100% nguyên chất chứ không nhập khẩu nguyên liệu từ nước ngoài".

 

Sữa là sản phẩm quan trọng cần thiết cho sự phát triển của trẻ nhỏ và sức khỏe của con người, nên hướng đi và sự phát triển của ngành sữa là vấn đề cần phải được quan tâm đúng mức.

(Theo báo điện tử Hà Nội mới)

  • Kích thích sự đột phá
  • Kinh tế Việt Nam 2008: Vượt qua giông bão
  • Năm 2009: Ngành Công Thương tìm nhiều giải pháp gỡ khó
  • Vai trò của các “ông lớn”
  • Tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2008 đạt 6,23%
  • Kinh tế 2008, vượt qua sóng gió
  • Những trăn trở, định hướng cho năm mới 2009
  • Năm 2009: Đẩy mạnh sản xuất hàng tiêu dùng nội địa
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi