Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Kích thích kinh tế - giải pháp tích cực cho doanh nghiệp và nền kinh tế

Các chuyên gia cảnh báo nguy cơ phát sinh tiêu cực và thất thoát vốn của Chính phủ nếu công tác quản lý không chặt chẽ khi thực hiện đồng thời 2 gói kích thích kinh tế này.

Nhằm ngăn chặn suy giảm kinh tế, ngay từ đầu năm, Chính phủ đề ra gói giải pháp kích thích kinh tế thứ nhất trị giá 17.000 tỷ đồng, thông qua việc bù lãi suất 4%/năm đối với khoản vay ngắn hạn (không quá 8 tháng) và gói kích thích kinh tế thứ hai, tập trung hỗ trợ cho vay các khoản vay trung và dài hạn (tối đa 24 tháng); cấp vốn ứng trước để đẩy nhanh tiến độ các dự án quan trọng, thực hiện chính sách; thực hiện chính sách miễn, giảm thuế và bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa. Bộ Kế hoạch - Đầu tư cho biết, quy mô 2 gói kích thích kinh tế có thể lên tới 160.000 tỷ đồng (khoảng 9 tỷ USD), xấp xỉ bằng 10% GDP.

Theo báo cáo của các ngành chức năng, trong thời gian thực hiện gói kích thích thứ nhất, kinh tế Việt Nam trong quý 1 tăng 3,1% so với cùng kỳ năm ngoái. Mức tăng này tuy thấp hơn nhiều so với trung bình các năm nhưng so với bình diện chung thì vẫn đáng mừng bởi trên thế giới chỉ có 12 nước tăng trưởng dương. Với sự góp sức của gói kích thích kinh tế thứ hai, nền kinh tế Việt Nam tiếp tục được cải thiện. GDP quý 2 tăng 3,8%. Giá trị sản xuất công nghiệp trong 6 tháng đầu năm cũng tăng lên, ước tăng 3,7%, trong khi quý 1 mức tăng là 2,1%...

Tuy nhiên, các chuyên gia cảnh báo nguy cơ phát sinh tiêu cực và thất thoát vốn của Chính phủ nếu công tác quản lý không chặt chẽ khi thực hiện đồng thời 2 gói kích thích kinh tế này. Trước việc một số ngân hàng thương mại đang điều chỉnh lãi suất cho vay tương ứng với việc tăng lãi suất huy động vốn nhằm đón đầu gói kích thích kinh tế mới, nhiều chuyên gia e ngại: Điều này sẽ đi ngược lại với chủ trương hỗ trợ lãi suất nhằm chống suy giảm kinh tế của Chính phủ./.

Theo TTXVN

  • Kinh tế Việt Nam sẽ đi lên từ 2010
  • Nhiều triển vọng cho tăng trưởng
  • Bão ngầm trên thị trường viễn thông
  • Doanh nghiệp Việt Nam phải học cách thích nghi nhanh
  • Năm 2009 lạm phát không thể vượt 10%.
  • Thêm 70 mặt hàng vào cách tính CPI
  • “Không có chuyện cắt giảm gói kích cầu”
  • TP.HCM : Công trình chậm tiến độ, hàng ngàn tỷ đồng “bốc hơi”
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi