Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Kinh tế 2008, vượt qua sóng gió

Chế biến thủy sản - một mặt hàng xuất khẩu
chủ lực của tỉnh. Trong ảnh: Công nhân
Công ty Baseafood. Ảnh: Lam Phương

 Năm 2008 là một năm đặc biệt, nền kinh tế Việt Nam đối mặt với nhiều thách thức lớn và những biến động khó lường. Trong bối cảnh đó, Bà Rịa – Vũng Tàu vẫn đạt được những thành công đầy ấn tượng.
 

GDP TĂNG TRƯỞNG KHÁ, NHƯNG…
 

Theo báo cáo của Sở Kế hoạch và Đầu tư, tổng sản phẩm trong nước (GDP) của tỉnh đạt 36.567 tỷ đồng (trừ dầu thô và khí đốt), chỉ đạt 95,6% so với kế hoạch và tăng gần 15% so với năm 2007, nhưng vẫn chưa đạt chỉ tiêu của Nghị quyết HĐND tỉnh (20,23%). Nguyên nhân chính làm cho tốc độ tăng trưởng GDP chậm lại là do giá trị sản xuất công nghiệp giảm. Tổng giá trị sản xuất toàn ngành đạt 43.500 tỷ đồng, đạt 92,8% so với kế hoạch và tăng 14,9% so với năm 2007 (chỉ tiêu Nghị quyết tăng 23,73%). Trong số 25 sản phẩm chủ lực có 15 sản phẩm tăng, 10 sản phẩm giảm và 5 sản phẩm đạt giá trị sản lượng tương đương năm trước. Hầu hết các sản phẩm giảm lại thuộc về các ngành công nghiệp Trung ương như: khí hóa lỏng thép, điện, phân bón… Do tác động của tình hình lạm phát, giá đầu vào tăng, tình trạng thiếu điện, lãi suất ngân hàng tăng cao vào những tháng giữa năm, tỷ giá ngoại tệ biến động mạnh… gây nhiều khó khăn cho doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu. Mặc dù gặp nhiều khó khăn do yếu tố khách quan, nhưng nhiều dự án công nghiệp vẫn được triển khai xây dựng và hoàn thành đưa vào sản xuất góp thêm giá trị sản lượng cho toàn ngành. Đến nay, các KCN trên địa bàn tỉnh đã lấp đầy được 72% diện tích. Tại buổi làm việc với UBND tỉnh về tình hình phát triển công nghiệp năm 2008, Bộ trưởng Bộ Công thương Vũ Huy Hoàng đã có nhận xét: Mặc dù giá trị sản xuất không đạt như mong muốn, song trong bối cảnh khó khăn chung, đó là một con số ấn tượng, cho thấy đã có một sự nỗ lực rất lớn của UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, các ngành chức năng và các doanh nghiệp. Việc duy trì tổ chức họp giao ban giữa các ngành chức năng và các địa phương hàng tháng và làm việc với các nhà đầu tư hàng tuần đã đem lại hiệu quả rất lớn trong công tác điều hành. Mọi khó khăn, vướng mắc đều được đưa ra bàn bạc và tháo gỡ kịp thời, tạo điều kiện cho guồng máy kinh tế vận hành suôn sẻ.
 

ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI ĐỨNG THỨ 2 CẢ NƯỚC
 

Kinh tế toàn cầu suy giảm, nhiều nền kinh tế đầu tàu bị ảnh hưởng nặng nề đã khiến cho giới đầu tư không khỏi lo ngại dẫn đến việc tình hình thu hút đầu tư sẽ bị chựng lại. Thế nhưng, các nhà đầu tư vẫn tiếp tục đổ về Bà Rịa – Vũng Tàu. Năm 2008, có 55 dự án đầu tư nước ngoài được cấp phép với tổng vốn đăng ký gần 12 tỷ USD, đưa Bà Rịa – Vũng Tàu lên vị trí thứ 2 về thu hút đầu tư trong năm. Các dự án lớn chủ yếu đổ vào các lĩnh vực: du lịch, cảng và công nghiệp hóa dầu. Đứng đầu là dự án du lịch Hồ Tràm (Canada) với tổng vốn đăng ký 4,2 tỷ USD, kế đến là dự án du lịch của Công ty TNHH Good Choice (Hoa Kỳ) với tổng vốn đăng ký 1,2 tỷ USD, dự án Cảng Cái Mép Gemadept Terminal Link (Pháp) 520 triệu USD…
 

Bất chấp những trở ngại về tài chính, nhiều dự án vẫn được tiếp tục triển khai với tốc độ giải ngân nhanh. Đến nay, ước tính tổng vốn đầu tư thực hiện của các dự án nước ngoài đạt 650 triệu USD, vượt 8,3% so với kế hoạch và tăng 54,7% so với năm 2007. Một nhà đầu tư nước ngoài khẳng định, trong thời điểm khó khăn, đương nhiên nhà đầu tư phải có sự điều chỉnh vốn.
 

XUẤT KHẨU VƯỢT KHÓ

Năm 2008 sở dĩ các dự án trên địa bàn tỉnh vẫn được bơm vốn mạnh là vì nhà đầu tư tin tưởng vào hiệu quả đầu tư của các dự án và họ cũng thấy rõ tiềm năng của Bà Rịa – Vũng Tàu trong hiện tại và tương lai.

Những tháng đầu năm 2008, tình hình xuất khẩu gặp nhiều thuận lợi. Giá cả hầu hết các mặt hàng nông sản như: cao su, cà phê, hạt đều và hàng thủy sản đều tăng mạnh. Đến tháng 7, 8 đã có nhiều doanh nghiệp xuất khẩu đạt chỉ tiêu kim ngạch cả năm. Ước tính, tổng kim ngạch xuất khẩu toàn tỉnh đạt 926 triệu USD, vượt 6,8% kế hoạch và tăng 22,9% so với năm 2007. Trong đó, hải sản tăng 15,4%, cao su tăng 9%, hạt điều tăng 79,8%, tiêu tăng 23,3%. Cơ cấu thị trường xuất khẩu tiếp tục chuyển dịch từ châu Á sang châu Âu, Mỹ.
 

Từ đầu tháng 9 đến nay, do lạm phát tăng cao, nhiều nước phải cắt giảm chi tiêu, sức tiêu thụ hàng hóa chậm lại. Lần lượt các mặt hàng xuất khẩu đều rớt giá, nhiều đơn hàng bị hoãn, hoặc hủy bỏ. Có những mặt hàng giá trị xuất khẩu giảm đến 2/3 so với thời điểm cao nhất như cao su, quần áo… Hàng thủy sản ứ đọng khiến nhiều doanh nghiệp lao đao do phải vận hành kho cấp đông bảo quản sản phẩm, rất tốn kém. Theo dự báo của ngành công thương, tình hình khó khăn sẽ còn tiếp tục trong năm 2009 do tác động của khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Hiện nay, các doanh nghiệp xuất khẩu đang nỗ lực tìm kiếm thị trường mới để vượt qua khó khăn, chờ đợi cơ hội làm ăn khi kinh tế thế giới phục hồi.
 

Khó khăn nào rồi cũng qua đi. Năm 2009 đang đến, mỗi địa phương, mỗi ngành đã và đang cùng nhau đồng sức, chung lòng đưa Bà Rịa – Vũng Tàu tiếp tục vươn lên, xứng đáng là vùng đất năng động hàng đầu trong cả nước.

(Theo báo điện tử điện tử Bà Rịa – Vũng Tàu)

  • Tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2008 đạt 6,23%
  • Những trăn trở, định hướng cho năm mới 2009
  • Năm 2009: Đẩy mạnh sản xuất hàng tiêu dùng nội địa
  • Từ bỏ tư duy “đuổi kịp”
  • Bỏ “lối đi cũ” để đón “bão”
  • Tiếp tục cải cách để duy trì tính cạnh tranh
  • Nhìn lại kinh tế Việt Nam 2008
  • Kinh tế Việt Nam: Thách thức vẫn đang ở phía trước
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi