Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

"Kinh tế Việt Nam hiện đang tồn tại nhiều nghịch lý"

Tình hình kinh tế hiện nay đang tồn tại những nghịch lý như lạm phát, nhập siêu giảm, nghe có vẻ là thành công, nhưng lại rất đáng lo ngại, ngân hàng thừa vốn, nhưng doanh nghiệp lại đói vốn.

Đây là nhận định của ông Trần Đình Thiên - Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam tại Diễn đàn kinh tế mùa Thu năm 2012 có chủ đề “Kinh tế Việt Nam 2012, triển vọng 2013: Đổi mới phân cấp trong cải cách thể chế,” khai mạc ngày 28/9 tại thành phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.


Ông Thiên cũng nhấn mạnh nhiều dấu hiệu như thu ngân sách giảm (trong khi các năm trước tăng đều), đơn đặt hàng giảm, tăng trưởng tín dụng tám tháng đầu năm chỉ đạt 1,4%, nợ xấu gia tăng… Hàng loạt vấn đề chưa được giải quyết liên quan đến đất đai, rủi ro hệ thống ngân hàng, yếu kém tại doanh nghiệp Nhà nước, càng khiến cho nền kinh tế, đời sống nhân dân khó khăn hơn. 

Ông Thiên đề xuất, cần thay đổi tư duy kế hoạch, thoát khỏi tầm nhìn hàng năm, đồng thời bỏ chỉ tiêu GDP các tỉnh và sớm trả các khoản tiền nợ đọng công trình cho các doanh nghiệp để cứu doanh nghiệp.… 

Đồng tình với nhận định, kiến nghị của ông Trần Đình Thiên, ông Trần Du Lịch - Phó Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội Thành phố Hồ Chí Minh cho rằng cần làm rõ thêm những cơ hội, giải pháp để xoay chuyển tình thế, đồng thời phải đặt trong bối cảnh chung về toàn cầu hóa. 

Ông Lịch cũng đề nghị cần giảm thuế thu nhập doanh nghiệp, giảm chi thường xuyên và khoanh nợ, cho vay mới để cứu doanh nghiệp. 

Phó giáo sư-tiến sỹ Võ Đại Lược cũng cho rằng cần bỏ việc tính GDP các tỉnh vì không tác dụng và dễ sinh bệnh thành tích, hạn chế nhóm lợi ích tham gia vào thay đổi chính sách. 

Tuy nhiên, theo tiến sỹ Nguyễn Đình Cung - Phó Viện trưởng Viện Quản lý Kinh tế Trung ương và nhiều chuyên gia khác tại diễn đàn, các giải pháp được đưa ra dựa trên quan điểm, tư duy cũ sẽ không thể thực hiện được và không thay đổi được tình hình về căn bản, lâu dài.

Tại diễn đàn, nhận định chung của các chuyên gia đều cho rằng, kinh tế Việt Nam năm 2012 khó khăn hơn cả năm 2011, biểu hiện ở các con số định lượng như: GDP giảm, số lượng doanh nghiệp đóng cửa, hàng tồn kho tăng, sự gia tăng những biến cố và lòng tin thị trường bị suy giảm.

Diễn đàn kinh tế mùa Thu năm 2012 do Ủy ban Kinh tế của Quốc hội phối hợp với Viện Khoa học-Xã hội Việt Nam, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam và Chương trình phát triển Liên hợp quốc tại Việt Nam tổ chức 

Diễn đàn kinh tế mùa Thu năm 2012 thu hút nhiều chuyên gia, nhà quản lý, nhà khoa học tham dự. Diễn đàn được tổ chức làm 2 phiên, trong đó phiên ngày 28/9 tập trung vào các vấn đề kinh tế Việt Nam năm 2012, triển vọng năm 2013 và phiên ngày 29/9 tập trung thảo luận chuyên sâu về đổi mới phân cấp trong cải cách thể chế. Những ý kiến, tham luận tại diễn đàn sẽ được Ủy ban Kinh tế và các cơ quan chức năng tập hợp thành báo cáo trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 4 sắp tới./.
 
Theo Đoàn Mạnh Dương
TTXVN

Tranh chấp kinh tế, nợ nần tăng gần 40%/năm

Tình trạng chiếm dụng vốn, nợ nần trong xây dựng là chuyện thường xảy ra, nhưng đến thời điểm hiện nay khi kinh tế, bất động sản, tín dụng khó khăn thì lại càng trầm trọng...

Ông Phạm Tuấn Anh, Chánh toà Kinh tế, TAND thành phố Hà Nội, khẳng định, trong năm 2011 và 2012, số vụ án kinh tế, đặc biệt là tranh chấp trong thanh toán, giải quyết công nợ, tài chính, thực hiện các dự án xây dựng, tăng gần 40% mỗi năm ở cả cấp quận, huyện và thành phố.

Trong nhiều vụ án, kể cả sau khi bản án có hiệu lực, chủ đầu tư cũng không có tiền để trả cho các nhà thầu. Do bị chủ đầu tư nợ kéo dài, nhiều nhà thầu đang lâm vào tình trạng khó khăn, nợ lương người lao động hàng tỷ đồng, phải trả lãi vay ngân hàng...

Ông Dương Văn Cận, Tổng thư ký Hiệp hội Nhà thầu Xây dựng Việt Nam, khẳng định, tình trạng chiếm dụng vốn, nợ nần trong xây dựng là chuyện thường xảy ra, nhưng đến thời điểm hiện nay khi kinh tế, bất động sản, tín dụng khó khăn thì lại càng trầm trọng...

Theo Minh Tuấn

Tiền phong


 

 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi