Sáng ngày 27/9, hội thảo “Nhận diện tình hình kinh tế thế giới và VN những tháng cuối năm 2012- Cơ hội tiếp cận nguồn vốn ưu đãi từ IFC và JICA thông qua OCB” do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) – CN Đà Nẵng phối hợp với Ngân hàng Phương Đông (OCB) tổ chức đã diễn ra tại tại khách sạn Bamboo Green, Tp. Đà Nẵng.
Diễn đàn có sự tham dự của ông Võ Minh giám đốc ngân hàng nhà nước Tp. Đà Nẵng; Ông Nguyễn Diễn – PGĐ VCCI Chi nhánh Đà Nẵng; Ông Phạm Linh - PTGĐ Ngân hàng Phương Đông, Chuyên gia kinh tế Nguyễn Tất Thịnh và hơn 150 đại biểu đại diện cho các Hiệp hội Doanh nghiệp, ngân hàng, doanh nghiệp tại Đà Nẵng và các tỉnh lân cận.
Đưa ra nhận định về tình hình kinh tế thế giới và Việt Nam những tháng cuối năm, TS Nguyễn Tất Thịnh cho rằng: Sự khó khăn và đi xuống của các nền kinh tế đầu tàu (Mỹ: kéo/ Trung Quốc: đẩy ); Khủng hoảng và tái cơ cấu nợ công của EU / Nền kinh tế Nhật Bản ‘co dần’; Nền kinh tế của ASEAN dù năng động nhưng ‘lỏng lẻo’ và không chắc chắn; Khuynh hướng tăng lên không thể đảo ngược của các yếu tố đầu vào trong khi những vấn đề điển hình của kinh tế Việt Nam đang gặp phải đó là: Sự kinh doanh kém hiệu quả của hệ thống các DNNN, các chính sách bất cập và làm DN khó dự đoán...
Lĩnh vực kinh doanh & các vấn đề giống nhau: Tồn kho cao & tính thanh khoản thấp do các đặc tính KD của chính mình; Huy động vốn tăng trưởng lớn hơn nhiều mức tăng dư nợ; Mức chi phí nghiệp vụ tăng nhiều hơn so với mức tăng tín dụng. Trước bối cảnh kinh tế tiếp tục còn nhiều khó khăn, Ông đưa ra các giải pháp lớn và tổng thể các doanh nghiệp phải thay đổi triệt để tập quán KD và cải cách sâu vào trong hệ thống của mình; Minh bạch & xóa SH chéo giữa các NH TM, bỏ trần LS, tăng hình thức cho vay thế chấp; Chính phủ : kích cầu XH, VAT, cải cách triệt để các DNNN .
Nhiều ý kiến cho rằng, quý cuối cùng của năm 2012 đóng vai trò quan trọng và là tiền đề cho hoạt động sản xuất - kinh doanh của DN cũng như ngân hàng trong năm 2013. Nhưng đến nay, DN vẫn trong tình trạng khó khăn ở nhiều mặt: cầu yếu dẫn đến hàng tồn kho cao (khoảng 30%), thiếu vốn kinh doanh, khó khăn tiếp cận vốn bởi các quy định về tài sản đảm bảo…; sản xuất đình trệ.
Phó tổng giám đốc Ngân hàng TMCP Phương Đông (OCB) Ông Phạm Linh chia sẻ: Với nhóm khách hàng mục tiêu là DNVVN, OCB sẽ nghiên cứu, xây dựng tiêu chí đánh giá khách hàng riêng cho phù hợp với điều kiện thực tế của khối này. Cũng theo ông Phạm Linh, để giải quyết vấn đề về vốn, Doanh nghiệp cần ưu tiên lựa chọn các đơn hàng vừa sức và cố gắng thực hiện trong thời gian sớm nhất để giảm bớt chi phí vay, liên kết doanh nghiệp, liên kết với các hiệp hội để tìm đầu ra đồng thời chủ động tìm nguồn vốn từ các đối tác nước ngoài bằng hình thức phát hành trái phiếu và cổ phiếu.
Hiện nay, với sự tín nhiệm cao của các tổ chức tài chính quốc tế uy tín trên thế giới như IFC, BNP Paribas, JICA OCB có nguồn vốn ổn định trung và dài hạn cung cấp đến các DN. Đó cũng là cơ sở để OCB triển khai 06 sản phẩm chủ đạo bao gồm: Sản phẩm cho vay các doanh nghiệp ngành nhựa; Sản phẩm cho vay kinh doanh gạo; Sản phẩm cho vay kinh doanh café; Sản phẩm cho vay Doanh nghiệp xanh và sạch; Sản phẩm cho vay Phụ nữ kinh doanh; Sản phẩm tài trợ cho các dự án sử dụng năng lượng hiệu quả. OCB mong muốn các DN sớm tiếp cận được gói sản phẩm tín dụng này, đây sẽ là một giải pháp tháo gỡ khó khăn cho DN trong bối cảnh khó khăn chung hiện nay.
Và cũng là lý do OCB tài trợ và phối hợp VCCI tổ chức chuỗi hội thảo Kết nối ngân hàng và doanh nghiệp tại 04 khu vực ở Tp.HCM, Hà Nội, Cần Thơ, Đà Nẵng trong tháng 08 và tháng 09 để cung cấp các giải pháp vốn cho các DN giai đoạn khó khăn đồng thời kết nối ngân hàng và doanh nghiệp xích lại gần nhau.
Theo TTVN
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com