Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Năm 2009, dự báo lạm phát sẽ được kiểm soát an toàn

Theo các chuyên gia kinh tế, dự báo CPI cả năm 2009 sẽ đứng ở mức giữa năm 2005 và 2006, khoảng 7,5% gần tương đương với chỉ số lạm phát cả năm vừa được Quốc hội điều chỉnh.

Nhận định này cho thấy, mối quan ngại về khả năng lạm phát tăng cao trở lại do thực hiện gói kích cầu (GKC) đã lắng xuống phần nào...

CPI 6 tháng đầu năm tăng thấp

Trong 6 tháng đầu năm nay, bình quân mỗi tháng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tăng 0,44%. Đây là mức tăng bình quân hàng tháng của CPI khá thấp khi so sánh với các năm trước, nhất là so với năm 2008. Trên thực tế, áp lực của tăng giá nguyên nhiên liệu đầu vào cho sản xuất và sinh hoạt năm 2009 là có nhưng không tác động mạnh tới tăng CPI và lạm phát do tâm lý xã hội đã khác nhiều so với năm 2007-2008, quan trọng hơn là áp lực tăng giá không được sự hỗ trợ của thị trường quốc tế và được giảm áp thông qua cơ chế tự động điều tiết tiêu dùng của các doanh nghiệp và hộ gia đình.

Năm 2009, nếu tính quy luật của diễn biến giá cả hàng tháng của các năm được phục hồi, giá cả có xu hướng tăng cao trong 2 tháng đầu năm do ảnh hưởng của tiêu dùng dịp tết, sau đó giảm trong tháng 3 rồi lại tăng đều đặn đến tháng 7 trước khi tăng nhẹ hơn trong những tháng 8 - 10 và lại tăng cao trong 2 tháng cuối năm dưới áp lực cả chi tiêu dùng và đầu tư. Theo đó, trên cơ sở căn cứ vào diễn biến tỷ lệ lạm phát 6 tháng đầu năm, những yếu tố thuận lợi tác động và những nguy cơ cần cảnh báo, các chuyên gia đã đưa ra con số CPI sẽ tăng dao động từ 7,5 -8%. Với mức dự báo đó, lạm phát 6 tháng cuối năm sẽ cao gấp hơn 2 lần so với 6 tháng đầu năm.

Nhận định CPI 6 tháng cuối năm tăng gấp đôi 6 tháng đầu năm là dựa trên các dự báo về nguy cơ và yếu tố tác động đến nền kinh tế trong nửa cuối năm: Suy thoái kinh tế thế giới vẫn tiếp diễn và giá xăng dầu tăng tác động tiêu cực đến nền kinh tế nước ta; thị trường xuất khẩu bị thu hẹp, nhập siêu có xu hướng tăng; những luồng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam giảm mạnh; giá xăng dầu tăng làm giá thành hầu hết các mặt hàng sản xuất trong nước cũng tăng theo... Bên cạnh đó, theo các chuyên gia, do sản xuất - kinh doanh gặp nhiều khó khăn, nguồn thu ngân sách nhà nước (NSNN) sẽ bị eo hẹp, trong khi nhu cầu chi lại tăng, buộc phải có những biện pháp cân đối bổ sung. Các biện pháp này, dù theo hình thức nào thì bản chất cũng sẽ là đưa thêm tiền vào lưu thông. Nếu theo phương án của Chính phủ, mức thâm hụt cả năm sẽ vào khoảng 8% GDP, nhưng từ những khó khăn trên của NSNN từ nay đến cuối năm 2009, mức bội chi sẽ cao hơn dự kiến. Mặt khác cán cân thanh toán tổng thể năm 2009 chưa vững chắc, có thể tác động đến các cân đối vĩ mô khác. Ngoài ra, thiên tai, dịch bệnh, khối lượng tiền thừa trong lưu thông... cũng có thể là tác nhân gây lạm phát.

Chưa thể bỏ qua phản ứng phụ từ kích cầu

Ngay từ khi triển khai GKC, các chuyên gia đã cảnh báo nguy cơ tiềm ẩn tái lạm phát vì việc sử dụng GKC là phải đưa thêm một khối lượng tiền trong lưu thông. Với việc sử dụng GKC cùng với các tác động khác từ nền kinh tế thế giới, lạm phát có thể xảy ra. Tuy nhiên, nếu có những tín hiệu tích cực của nền kinh tế do các GKC được kích đúng chỗ, phát huy tác dụng và nhất là khi các mặt hàng thiết yếu được bình ổn, lạm phát sẽ được kiểm soát ở mức an toàn.

Cũng theo các chuyên gia, trong 6 tháng đầu năm, tiêu dùng cá nhân không những không tăng mà còn giảm tới 10% so với cùng kỳ năm 2008 nhưng tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng lại tăng tới 8,8%. Thực tế này có phải tiêu dùng Nhà nước tăng vọt? Nếu thế, có thể phản ảnh một phần NSNN không dành cho đầu tư mà lại dành cho chi tiêu dùng và nghiêm trọng hơn là chính sách kích cầu tiêu dùng đã nghiêng về kích cầu tiêu dùng Nhà nước. Đây cũng sẽ là một phản ứng phụ có thể gây tái lạm phát cao, nếu như không có sự điều chỉnh kịp thời.

Tuy nhiên, nhìn một cách tổng thể, năm 2009, các chuyên gia cho rằng, CPI sẽ không còn là một vấn đề “nóng” như trong năm 2008 vì Chính phủ và các doanh nghiệp đã có kinh nghiệm hơn và sẽ có nhiều giải pháp nhằm giữ ổn định giá cả thị trường.

(Theo Đàm Thanh/Báo Bình Dương)

  • Các doanh nghiệp TP Hồ Chí Minh đầu tư 3.519 tỷ đồng vào Ðác Nông
  • Cơ chế giá xăng dầu: muốn theo thị trường, phải có cạnh tranh
  • Kinh doanh thời hội nhập - Chuyên nghiệp hóa tiểu thương
  • “Chỉ đường” tiếp thị nông sản
  • Chưa ai nhận được hỗ trợ do quy định quá phức tạp
  • Tiêu dùng của dân chúng sẽ tiếp tục giảm
  • Thời điểm dừng các gói kích thích kinh tế: Không bỏ qua các giải pháp dài hạn
  • Một số chỉ tiêu kinh tế chủ yếu không đạt kế hoạch
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi