Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Nâng cao trọng trách của các tập đoàn kinh tế

Liên tiếp trong những ngày cuối tuần qua, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng và lãnh đạo một số bộ, ngành đã có các cuộc làm việc với các tập đoàn kinh tế lớn của Nhà nước để bàn về tình hình sản xuất - kinh doanh năm 2008 và kế hoạch triển khai nhiệm vụ năm 2009.


Đầu tiên là Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam (Vinashin), đơn vị mà dư luận có những lo ngại về hiệu quả đầu tư sản xuất - kinh doanh, hiệu quả sử dụng vốn vay... Tiếp đó là Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN), đơn vị đóng vai trò rất quan trọng trong việc đảm bảo nguồn thu cho ngân sách nhà nước, cũng như tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của cả nước.

Động thái này, nếu được đặt trong bối cảnh Chính phủ vừa ban hành Quy chế Quản lý tài chính của công ty nhà nước và quản lý vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp (DN) khác, cũng như vừa yêu cầu các bộ, ngành khẩn trương xây dựng dự thảo các nghị định để tạo hành lang pháp lý đầy đủ cho hoạt động của các tập đoàn, tổng công ty nhà nước, thì mới thấy hết mối quan tâm đặc biệt của Chính phủ đối với hiệu quả hoạt động sản xuất - kinh doanh của các tập đoàn kinh tế nhà nước.

Không chỉ khi nền kinh tế gặp nhiều khó khăn như hiện nay, mà ngay cả khi đang có đà tăng trưởng tốt, sự thành bại của các DN, bất kể ở quy mô nào, cũng là mối quan tâm lớn của Chính phủ. Các biện pháp hỗ trợ DN thúc đẩy sản xuất - kinh doanh mà Chính phủ đã thực hiện trong thời gian qua càng cho thấy rõ điều đó. Đối với các tập đoàn kinh tế lớn, sự kỳ vọng càng lớn hơn.

Bởi giả sử, PVN giảm sút khai thác dầu thô, thì có tới 1/3 nguồn thu của ngân sách nhà nước bị ảnh hưởng. Tương tự, trách nhiệm đối với các tập đoàn Điện lực, Công nghiệp tàu thủy, Than và Khoáng sản, Dệt may... là không hề nhỏ trong việc vực dậy một nền kinh tế đang trên đà suy giảm, nhân công thiếu việc làm, thu nhập sút giảm...

Trong bối cảnh như vậy, việc Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Vinashin rà soát lại chiến lược, quy hoạch dài hạn, kế hoạch ngắn hạn, cũng như tính toán đầu tư tập trung vào lĩnh vực hoạt động chủ yếu, thế mạnh của ngành; hay chỉ đạo PVN phải quyết liệt hơn nữa trong kiểm soát chặt chẽ các công trình trọng điểm, rà soát lại hiệu quả đầu tư, dồn sức khai thác đạt 16 triệu tấn dầu thô trong năm 2009..., có lẽ cần phải được hiểu rằng, đó không chỉ là nhiệm vụ của riêng hai tập đoàn. Xác định rõ hướng đi, tập trung vào lĩnh vực kinh doanh chính, nâng cao hiệu quả sản xuất - kinh doanh, khẳng định vai trò nòng cốt ... là nhiệm vụ mà Chính phủ đặt ra với các tập đoàn, tổng công ty nhà nước.

Dư luận mong chờ các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hành động không chỉ vì nhiệm vụ, mà còn vì lương tâm, trách nhiệm - trách nhiệm đối với mỗi cá nhân người lao động trong đơn vị, trách nhiệm với cộng đồng, với xã hội và cao hơn hết, là trách nhiệm đối với đất nước. Tình hình kinh tế khó khăn càng đòi hỏi mỗi người dân, mỗi DN phải nỗ lực hoàn thành trách nhiệm được giao.

(Theo báo Đầu tư)

  • Hiện hữu nguy cơ thiếu điện
  • Thách thức thời khủng hoảng
  • DOANH NGHIỆP TRƯỚC CÁC GIẢI PHÁP KÍCH CẦU, HỖ TRỢ: Doanh nghiệp phấn khởi nhưng còn thấp thỏm
  • Việt Nam trong nhóm có khả năng bị nghèo đói
  • 5 lĩnh vực phát triển sạch triển vọng nhất của Việt Nam
  • Xây dựng các công cụ để hỗ trợ doanh nghiệp
  • Định vị Việt Nam trong tương lai
  • Đòn bẩy kinh tế hiện tại
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi