Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Nghịch lý hệ thống kho chứa gạo: có như không

Thiếu silo, kho chứa tồn trữ lúa gạo đang là bài toán khó cho ngành nông nghiệp-Ảnh: Kinh Luân.
 

Việt Nam là quốc gia sản xuất mỗi năm hơn 38 triệu tấn lúa, trong đó có 4-5 triệu tấn gạo xuất khẩu, đứng vào hàng thứ hai trên thế giới, nhưng hệ thống kho chứa gạo (silo) có công suất chứa 2 triệu tấn chỉ mang tính tạm thời, không thể tồn trữ, bảo quản theo đúng nghĩa của nó.  

Tiến sĩ Phan Hiếu Hiền ở trường Đại học Nông Lâm TPHCM, so sánh rằng Thái Lan đã hưởng lợi trong khủng hoảng lương thực vào giữa năm ngoái - khi giá gạo thế giới vọt lên trên 1.000 đô la Mỹ/tấn, trong khi Việt Nam phải tạm ngừng xuất khẩu. Rồi hiện nay, các doanh nghiệp chỉ được phép ký hợp đồng xuất khẩu gạo có thời gian giao hàng sau tháng 6 do sản lượng gạo ký và giao trong 6 tháng đầu năm đã đủ chỉ tiêu.  

“Nguyên nhân sâu xa chính là khả năng tồn trữ của chúng ta chưa có, thu hoạch lúa thì theo mùa vụ, trong khi thị trường gạo thế giới thì biến động bất thường”, ông Hiền cho hay.  

Nông dân không đủ điều kiện  

Tiến sĩ Phạm Văn Tấn ở Phân viện Cơ điện nông nghiệp và Công nghệ sau thu hoạch, cho biết nông dân lâu nay chỉ đủ khả năng bảo quản lúa giống với sản lượng nhỏ và họ thường bán ngay lúa thu hoạch cho thương lái. Trường hợp giá lúa xuống quá thấp, những gia đình đủ khả năng thì cũng chỉ chứa tạm lúa trong các bao tải PP hay bao bố (đay) chất trong nhà, mái hiên hoặc có phủ bạt ở ngoài trời nhưng cũng kéo dài cao lắm 1-2 tuần hay 1 tháng.  

“Nói chính xác hơn, nông dân ta chưa có thói quen tồn trữ lúa gạo hoặc không đủ cơ sở vật chất để tồn trữ”, ông Tấn cho biết. Còn ông Hiền thì qua khảo sát cho hay, hộ nghèo thường trữ 600 kg lúa để ăn và cho chăn nuôi, hộ giàu trung bình trữ 4-6 tấn lúa trong 1-2 tháng.  

Trong khâu bảo quản, các cơ sở kinh doanh lương thực của tư nhân thường không bảo quản lúa mà chỉ bảo quản tạm gạo lức và gạo trắng. Họ cũng chỉ chứa gạo trong bao nhựa PP, bao bố hoặc chất trong kho có mái che được xây dựng khá đơn giản.  

Ông Tấn cho biết hiện do nhu cầu kinh doanh, một số cơ sở xay xát gạo đã đầu tư silo tồn trữ như Công ty Hiệp Thành ở Cần Thơ, Công ty Song Thuận ở Tiền Giang. "Thực chất đây chỉ là các nhà kho chứa tạm thời, không mang tính tồn trữ hay bảo quản dài ngày”, ông Tấn nói. Hơn nữa, các doanh nghiệp tư nhân cũng ngại trữ dài ngày vì với silo đơn giản thì bảo quản trong 2 - 3 tháng, tỷ lệ gạo tổn thất, hao hụt lên tới 2 - 4%.    

Kho của nhà nước: có như không

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thông đang triển khai đề án đầu tư xây dựng, nâng cấp hệ thống silo, kho tồn trữ lúa gạo của Việt Nam lên 4 triệu tấn, trong đó một nửa đầu tư mới.

Theo Tổng công ty Lương thực miền Nam - doanh nghiệp nhà nước xuất khẩu gạo lớn nhất hiện nay, hệ thống silo, kho chứa lúa gạo của doanh nghiệp này có tổng công suất 800.000 - 900.000 tấn, chiếm gần một nửa trong toàn bộ hệ thống silo, kho chứa gạo hiện nay ở Việt Nam.  

Tuy nhiên, theo ông Tấn, hầu hết các silo, kho chứa hiện không được sử dụng hoặc sử dụng không hợp lý, nguyên nhân do tập quán kinh doanh lúa gạo hiện nay. Các doanh nghiệp nhà nước hiện chủ yếu mua gạo lức từ các nhà máy xay xát để xát trắng lại và xuất khẩu, nên họ không cần kho chứa, nếu có chỉ là chứa tạm.  

Hầu hết các silo trang bị khá lạc hậu, chủ yếu là kho có mái vòm hay khung thép được đầu tư vào những năm 1980, chỉ có một vài hệ thống silo hiện đại nhập của Pháp và Nhật.  

Chẳng hạn silo Cao Lãnh của Công ty Lương thực Đồng Tháp có sức chứa 48.000 tấn nhưng lại không có thiết bị lấy mẫu và kiểm tra chất lượng lúa mua đầu vào, nên gây khó khăn trong việc định giá mua lúa.  

Slilo Cao Lãnh và silo Trà Nóc thì không có thiết bị đo nhiệt độ lúa nên gần như không thể kiểm soát tình trạng lúa tồn trữ, thậm chí có silo không có quạt và hệ thống làm thông thoáng nên lúa dễ bị ẩm mốc, không thể tồn trữ dài ngày. Silo của Công ty Sông Hậu ở Cần Thơ có sức chứa 7.200 tấn, nhà máy Satake đầu tư silo theo thiết kế của Nhật có sức chứa 12.800 tấn, silo ở Sóc Trăng có sức chứa 13.000 tấn...  

Tuy nhiên, theo khảo sát của Phân viện Cơ điện nông nghiệp và Công nghệ sau thu hoạch, gần như toàn bộ hệ thống silo hiện nay đều đang có vấn đề về quạt gió, hệ thống làm mát, hệ thống vận chuyển lúa, luân chuyển lúa...  

Xuất khẩu gạo theo kiểu "bán tạp hóa"

Kho tàng để tồn trữ 1 tấn lúa có đơn giá đầu tư 2 triệu đồng, do vậy đầu tư xây kho tồn trữ 1 triệu tấn tấn lúa cần tới 2.000 tỉ đồng. Nhưng nếu đầu tư cho kho trữ sẽ làm lời thêm 300 đồng/kg lúa, 1 triệu tấn lúa lời 300 tỉ đồng mỗi vụ hay 600 tỉ đồng mỗi năm.

Tiến sĩ Phan Hiếu Hiền cho rằng xuất khẩu gạo, hoặc cung cấp gạo cho thị trường nội địa, mà không có hệ thống silo, kho chứa thì không khác gì tiệm bán tạp hóa nhỏ trong hẻm ở thành phố; tức ai đưa gì bán nấy, có gì bán nấy. Do vậy, những rủi ro về giá hay thiệt hại trước những biến động xấu của thị trường thế giới là điều không tránh khỏi.  

Hơn nữa, ông Hiền cho biết ngay cả tạm trữ của hệ thống kho, silo hiện có cũng theo “quy trình ngược”, vì được các doanh nghiệp dùng để trữ gạo, trong khi lẽ ra phải tồn trữ lúa. Lúa có thời gian bảo quản lâu hơn gạo rất nhiều và dễ bảo quản hơn gạo.

Tập quán xuất khẩu gạo hiện nay là các công ty xuất khẩu gạo chờ chỉ khi nào có hợp đồng xuất khẩu mới thu gom gạo từ các nhà cung cấp tư nhân hoặc họ tự chế biến, xay xát, đánh bóng nhưng với một lượng nhỏ.  

“Thị trường gạo thế giới biến động nên các công ty xuất khẩu gạo không bỏ tiền đầu tư cho tồn trữ dài hơi, và cái vòng luẩn quẩn trong kinh doanh lúa gạo cứ tiếp diễn như bao năm qua”, ông Hiền nói.

(Hồng Văn //TBKTSG Online)

  • Gói kích cầu thứ hai: Tạo sức bật cho DN phát triển?
  • Kinh nghiệm của một số nước châu Á về đổi mới công nghệ và bài học cho Việt Nam
  • Nông nghiệp: trụ đỡ trong cơn suy thoái
  • Tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa phát triển
  • Việt Nam: Vai trò mới ở châu Á ?
  • Khủng hoảng toàn cầu và ứng phó của Việt Nam
  • Niềm tin kinh doanh có sút giảm?
  • Các doanh nghiệp phân phối, bán lẻ:Tập trung đầu tư, mở rộng thị trường
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi