Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Vài nét về kinh tế Việt Nam 2010: Việt Nam - thành công và tỉnh táo

Cho dù tình hình kinh tế tháng 11/2010 – nhất là biến động của giá vàng và đô la – lặp lại y hệt tháng 11 năm ngoái, tăng trưởng của Việt Nam năm 2010 vẫn cao nhất trong khu vực ASEAN.

Xuất khẩu vẫn phải là quốc sách. Ảnh: Cảng Đà Nẵng

Theo thống kê của Ngân hàng Thế giới (WB), kinh tế Việt Nam tăng trưởng 4,5%. Bình luận con số này, tờ báo New York Times viết: “Trong khi một quốc gia phát triển như Mỹ sẽ vui vẻ với mức tăng trưởng như vậy, thì Việt Nam lại đặt ra mục tiêu lớn hơn”. Thực tế cho thấy, Việt Nam đang phấn đấu vượt mức tăng trưởng 6,5% như kế hoạch đề ra.

Tuy nhiên, cái giá phải trả của tăng trưởng là lạm phát. Bên cạnh thành công nói trên, vào thời gian này chúng ta lại phải đối phó với nguy cơ lạm phát và sự sụt giảm xuất khẩu.

Mặc dù mức độ sụt giảm này thấp hơn hầu hết các nước đang phát triển khác, nhưng nó cũng khiến mức độ thâm thủng mậu dịch hay nhập siêu của chúng ta tăng lên. Tình hình trên cũng là thách thức gay gắt của các quốc gia đang phát triển.

Vị thế quốc tế tăng

Hội nghị thượng đỉnh ASEAN + 8 cuối tháng 11 cho thấy vị thế Việt Nam trên trường quốc tế gia tăng. Đó là một thực tế chứ không chỉ là “lời ca ngợi”. Nhà báo Kavi, nguyên tổng biên tập tờ Nation của Thái Lan viết: “Với tốc độ tăng trưởng kinh tế hai con số đầy ấn tượng, Việt Nam đã có nhiều đóng góp đối với nền kinh tế ASEAN trong nỗ lực phục hồi nền kinh tế toàn cầu.” Theo tác giả, trên lĩnh vực kinh tế, Việt Nam đã thành công trong việc khẳng định vai trò là một nền kinh tế chủ lực trong khối.

Tuy vậy, các nhà nghiên cứu về Việt Nam của đại học Havard cho rằng “Việt Nam cần cảnh giác với sự ngọt ngào của những lời khen ngợi.” Và chúng ta hoàn toàn có cơ sở để tin tưởng khi Chính phủ và các nhà hoạch định chính sách của chúng ta luôn đủ bản lĩnh, bình tĩnh, tỉnh táo để ý thức về thành công và hạn chế, về điểm mạnh và yếu kém, về thời cơ, thuận lợi và những thách thức, khó khăn.

Việc Intel khánh thành nhà máy kiểm thử vi mạch lớn nhất thế giới tại thành phố Hồ Chí Minh cho thấy cộng đồng đầu tư quốc tế vẫn đánh giá cao Việt Nam bằng hành động.

Phải hướng về xuất khẩu

Nếu đã tiếp cận vấn đề từ đánh giá của bên ngoài, nhất là lợi thế cạnh tranh khi chúng ta gia nhập WTO, thì xuất khẩu vẫn phải là quốc sách.

Khi thị trường xuất khẩu gặp khó khăn do khủng hoảng tài chính, một số nhà xuất khẩu Việt Nam được khuyến khích quay về thị trường nội địa, nhưng ta nên biết rằng đó chỉ là “tránh bão”, là giải pháp tình tế.

Ông Trần Quốc Mạnh, Chủ tịch Hiệp hội Đồ gỗ Việt Nam, cho hay, ông cũng hướng tới việc đa dạng khách hàng bằng cách tìm kiếm khách hàng ở Trung Quốc và những khu vực đang phát triển của Việt Nam như thành phố Đà Lạt, nơi các biệt thự mới được xây dựng không ngừng. Tuy nhiên, thị trường địa phương không thể thay thế được tiềm năng khổng lồ của nhà tiêu dùng toàn cầu.

“Thị trường địa phương vẫn rất nhỏ so với thị trường Mỹ và tổng thể xuất khẩu sang Mỹ tiếp tục tăng trưởng, mặc dù không nhiều như giai đoạn trước khủng hoảng”, Frederick R. Burke, luật sư điều hành Công ty Baker & McKenzie, nhà tư vấn xuất khẩu, nói./.

(Theo Nhà báo kinh tế Trần Ngọc Châu // Tin Chính phủ)

  • Tài sản trí tuệ ở VN chưa phát huy hết tiềm năng
  • Kẻ khổng lồ bên cạnh ta: Tại sao các công ty nước ngoài nản chí ở Trung Quốc?
  • Đòn bẩy hỗ trợ doanh nghiệp
  • Nông nghiệp có vị trí chiến lược trong sự nghiệp công nghiệp hoá
  • Hoạt động quản lý nhà nước trong tháng 10/2010 và những biện pháp thực hiện trong tháng tới
  • Việt Nam cần thành lập Cục Dầu khí
  • Quản lý các tập đoàn kinh tế nhà nước thế nào?
  • Kinh tế phục hồi, đang trên đà phát triển
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi