Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Nền kinh tế lao nhanh về đích

Ảnh minh họa. Nguồn: Corbis
Với tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) 9 tháng dự báo đạt khoảng 6,52%, nền kinh tế đang chuẩn bị về đích năm 2010, khi nhiều chỉ tiêu đạt và vượt kế hoạch đề ra.
 
Đầu tuần tới, các số liệu thống kê chính thức mới được công bố, nhưng trao đổi với phóng viên Báo Đầu tư, Thứ trưởng thường trực Bộ Kế hoạch và Đầu tư Cao Viết Sinh cho biết, tăng trưởng kinh tế 9 tháng đầu năm dự báo đạt khoảng 6,52%. Như vậy, đây là mức tăng trưởng khá ấn tượng, bởi mục tiêu đề ra cả năm chỉ là 6,5%. “Với dự báo kinh tế quý IV sẽ tiếp tục xu hướng hồi phục tích cực, nhiều khả năng GDP cả năm sẽ tăng trưởng 6,7%, vượt mục tiêu đề ra”, Thứ trưởng Cao Viết Sinh nói.

Trên thực tế, khả năng vượt mục tiêu đề ra về tăng trưởng kinh tế đã được dự báo từ cách đây nhiều tháng. Đầu tháng 9, khi báo cáo Chính phủ về khả năng hoàn thành kế hoạch năm 2010, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã dự báo, GDP quý III dự kiến tăng trưởng khoảng 7,18% - nghĩa là nền kinh tế bắt đầu tái lập xu hướng tăng trưởng cao. Con số này tuy thấp hơn mức tăng 7,43% của quý I/2008 - thời điểm kinh tế Việt Nam vừa bắt đầu gặp khó sau năm 2007 tăng trưởng mạnh mẽ, nhưng vẫn cao hơn nhiều so với mức tăng trưởng tính theo quý trong suốt hơn hai năm qua. Đây chính là một trong những nền tảng khá cơ bản để nền kinh tế về đích kế hoạch 2010.

Đóng góp lớn cho mục tiêu tăng trưởng này, là sự hồi phục khá rõ nét của sản xuất công nghiệp. Theo ước tính của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, trong quý II/2010, giá trị tăng thêm của ngành công nghiệp đạt khoảng 8,4%, còn cả năm ước đạt 6,9%. Đáng chú ý hơn, chính sự hồi phục mạnh mẽ của ngành công nghiệp đã đóng góp vào việc thực hiện mục tiêu chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

Tính toán của Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho thấy, tỷ trọng khu vực nông - lâm nghiệp và thủy sản trong tổng GDP từ mức 20,91% trong năm 2009 sẽ giảm xuống khoảng 20,3% trong năm nay. Trong khi đó, khu vực công nghiệp và xây dựng dự báo tăng từ 40,24% lên 41,1%. Riêng khu vực dịch vụ, tỷ trọng này ước giảm từ 38,85% xuống 38,6%. Tất nhiên, vẫn còn rất nhiều nỗ lực cần phải thực hiện để đạt được một cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp, hiện đại, cũng như để đạt Kế hoạch 5 năm 2006-2010, song sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế một cách tích cực này cũng có thể coi là thành quả bước đầu của quá trình tái cơ cấu nền kinh tế sau khủng hoảng.

Trong nhiều chỉ tiêu dự báo đạt và vượt kế hoạch, tăng trưởng xuất khẩu là một trong những chỉ tiêu đạt thành công lớn nhất trong năm nay. Cuối tháng 8/2010, khi ước xuất khẩu 8 tháng đầu năm đạt 44,5 tỷ USD, tăng 19,7% so với cùng kỳ năm 2009, Bộ Kế hoạch và Đầu tư dự báo rằng, năm nay, cả nước sẽ xuất khẩu khoảng 67,5 tỷ USD, tăng 18,2% so với năm ngoái - vượt gấp 3 lần chỉ tiêu tăng trưởng xuất khẩu 6% đã được Quốc hội thông qua. Thế nhưng, với số liệu mà Tổng cục Hải quan vừa chính thức công bố cách đây ít ngày, xuất khẩu còn có thể vượt cả dự báo. Theo Tổng cục Hải quan, 8 tháng đầu năm, kim ngạch xuất khẩu đạt 45,4 tỷ USD, tăng 22,1% so với cùng kỳ năm trước. Như vậy, so với ước tính, kim ngạch xuất khẩu thực tế đã tăng thêm 900 triệu USD, góp phần cải thiện cán cân thương mại đang khá chênh lệch.

Hiện có một điểm đáng lưu ý trong bức tranh kinh tế 2010. Đó là bên cạnh khá nhiều mục tiêu có khả năng đạt và vượt kế hoạch đề ra, chỉ tiêu về lạm phát luôn trong xu thế bấp bênh. Sau 3 tháng (6-7-8), chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tăng thấp, thì nhiều khả năng, xu thế tăng cao có thể xác lập lại kể từ tháng 9.

Cuối tháng 8, sau khi Tổng cục Thống kê công bố, CPI chỉ tăng 0,23% so với tháng trước, Tổ điều hành thị trường trong nước dự báo, CPI tháng 9 sẽ tăng khoảng 0,3-0,4% so với tháng 8. Tuy nhiên, với CPI của hai thành phố lớn là Hà Nội và TP.HCM (vừa được công bố) tăng khá cao, với mức tương ứng 0,96% và 0,97%, thì CPI của cả nước sẽ khó có thể ở mức dự báo của Tổ điều hành. Con số chính thức sẽ được Tổng cục Thống kê công bố trong 1-2 ngày tới, nhưng “ẩn số lạm phát” luôn là điều cần phải được quan tâm để có biện pháp điều hành phù hợp, nhất là trong những tháng cuối năm.

Nền kinh tế chỉ còn một quý nữa để về đích. Vấn đề quan tâm nhất hiện nay, theo các chuyên gia kinh tế, là chính sách tiền tệ. Thực trạng thiếu vốn, lãi suất vẫn đứng ở mức cao có thể sẽ khiến doanh nghiệp gặp khó khăn trong sản xuất - kinh doanh. Điều đó tất yếu sẽ tác động tiêu cực đến tăng trưởng của toàn nền kinh tế.

(Theo Hà Nguyễn // Báo đầu tư)

  • Hủy diệt sức sống trên sông Đà
  • Kẻ khổng lồ bên cạnh ta: Chính sách đồng tiền yếu
  • Giữ lạm phát ở mức một con số Mục tiêu đã trong tầm tay
  • Nghị định nào áp dụng cho các dự án trồng rừng?
  • Đến 2012, hoàn thành hệ thống kho chứa lương thực tại ĐBSCL
  • Năng lực cạnh tranh toàn cầu của Việt Nam thăng hạng mạnh mẽ
  • TPHCM tái cấu trúc kinh tế: Hỗ trợ chuyển dịch cơ cấu, tăng tính cạnh tranh
  • Đấu thầu qua mạng: Minh bạch hóa mua sắm công
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi