Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Hủy diệt sức sống trên sông Đà

Kích điện được người dân dùng nhiều nhất để đánh bắt cá trên sông đà. Ảnh: Minh Đức

Nguồn lợi thủy sản trên sông Đà khu vực xã Minh Quang, Khánh Thượng, Thuần Mỹ (Ba Vì – Hà Nội) đang ngày càng cạn kiệt bởi hàng trăm máy kích điện lớn nhỏ ngày đêm hoạt động trên sông. Thậm chí, nhiều người còn sử dụng cả mìn để bắt cá.

Lớn bùi, bé mềm...

Dọc theo con đường làng từ xã Thuần Mỹ lên tới xã Khánh Thượng (Ba Vì) ven sông Đà, người ta rất dễ bắt gặp những chiếc thuyền nan đang ngược xuôi theo dòng nước để kiếm kế sinh nhai.

Đã có thời, người dân vùng ven sông bắt được những con cá ngạnh, lăng, quất, chiên, nheo... nặng tới hàng chục kilogam. Tuy nhiên, khoảng 10 năm trở lại đây, cá tôm trên sông Đà ngày càng thưa vắng, nhất là càng ở vùng hạ lưu, cá tôm càng cạn kiệt.

Qua tìm hiểu, chúng tôi được biết một trong những nguyên nhân khiến cá, tôm trên sông Đà khu vực huyện Ba Vì ngày càng khan hiếm là do người dân khai thác theo kiểu tận diệt. Không chỉ dùng lưới có mắt nhỏ để tận thu, người dân còn sử dụng cả kích điện để đánh bắt cá, khiến cá tôm không kịp sinh sôi, nảy nở, dòng sông Đà ngày càng nghèo nàn.

Sử dụng mìn để tận diệt tôm cá

Những con cá nhỏ cũng bị ngư dân tận diệt. Ảnh: Minh Đức

Được biết, người dân ven sông Đà còn dùng cả mìn để đánh cá. Theo ông Nguyễn Hữu Huân, vốn là một cán bộ của thôn Pheo, tại khu vực Ghành (giáp huyện Thanh Thủy – Phú Thọ), người dân rất hay dùng mìn đánh cá.

Chính việc đánh cá tàn bạo như vậy đã làm dòng sông không thể sinh sôi, chẳng còn lại gì cho mùa sau.

Ông Huân cho biết, mặc dù đã bị cấm sử dụng nhưng vì mưu sinh, nhiều người vẫn tự ý mua dụng cụ đánh bắt cá bằng điện, vì thiết bị này giá rất rẻ. Quản lý việc này ở các địa phương vẫn đang bị bỏ ngỏ, bởi lực lượng bảo vệ nguồn lợi thủy sản ở cơ sở quá mỏng và chưa có sự vào cuộc một cách tích cực, quyết liệt của cấp các cấp chính quyền, mặt khác cũng chưa có một chế tài đủ mạnh để xử phạt, nghiêm cấm.

Anh Hảo, công an viên thôn Pheo cho biết: “Có bắt phạt người dân cũng khó, vì thu nhập của họ chẳng đáng là bao. Bắt rồi họ xin mãi cũng đành phải tha. Vì thế chúng tôi chủ yếu tuyên truyền về hậu quả của việc sử dụng mìn, kích điện và khuyến khích bà con chuyển đổi sang phương tiện đánh bắt an toàn hơn”.

(Theo Minh Đức // Tienphong Online)

  • Kẻ khổng lồ bên cạnh ta: Chính sách đồng tiền yếu
  • Giữ lạm phát ở mức một con số Mục tiêu đã trong tầm tay
  • Nghị định nào áp dụng cho các dự án trồng rừng?
  • Đến 2012, hoàn thành hệ thống kho chứa lương thực tại ĐBSCL
  • Năng lực cạnh tranh toàn cầu của Việt Nam thăng hạng mạnh mẽ
  • TPHCM tái cấu trúc kinh tế: Hỗ trợ chuyển dịch cơ cấu, tăng tính cạnh tranh
  • Đấu thầu qua mạng: Minh bạch hóa mua sắm công
  • Khoảng doãng
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi