Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Nửa cuối 2012: Hàng loạt doanh nghiệp sẽ tiếp tục phá sản

Đã có những lời nhận định lạc quan về kinh tế 6 tháng cuối năm. Tuy nhiên, kinh tế Việt Nam không dễ đi lên một cách bền vững khi những nguyên nhân khó khăn nằm ở những yếu kém nội tại kéo dài chưa được khắc phục.

Chưa nhìn thấy hồi phục

Những vấn đề Việt Nam đang gặp phải đều mang tính xâu chuỗi, kéo dài và có quan hệ hữu cơ với nhau. Điều này đặt ra yêu cầu rất lớn trong cách thức nhằm giải quyết những nguy cơ có thể xảy ra. Năm 2012, có thể chỉ là một thời điểm bùng phát là xuất hiện những "vết rạn nứt" của nền kinh tế sau một thời kỳ tích tụ các yếu kém và sai lầm.

Đầu tiên là tình trạng lạm phát vẫn còn nằm ở mức cao từ hệ lụy "vung tiền quá trán" trong chính sách tiền tệ của chính phủ từ năm 2007. Cho đến nay, vẫn còn nhiều tranh cãi giữa dự báo về con số lạm phát. Bộ phận Nghiên cứu (EIU) thuộc Tập đoàn The Economist (Anh) dự báo năm 2012 Việt Nam lạm phát 13,8%; Ngân hàng Thế giới dự báo 9%; trái lại nhiều chuyên gia trong nước lại cho rằng Việt Nam sẽ "dễ thở" hơn khi lạm phát 2012 sẽ chỉ khoảng 6,2%. Tuy nhiên, thực tế cho thấy tình trạng lạm phát hiện nay dù giảm trước mắt nhưng vẫn còn đáng lo.

Khi chính phủ còn loay hoay giải quyết lạm phát thì "nợ xấu" tràn bờ khiến không ít doanh nghiệp (DN) lẫn ngân hàng điêu đứng. Nợ xấu bùng phát trong bối cảnh nền kinh tế lạm phát với giá cả đắt đỏ, trong đó có thị trường bất động sản (BĐS).

Sự dễ giải của các ngân hàng thương mại vô tình đưa nhiều DN vốn có "lòng tham" đầu tư nóng vào thị trường nhà đất rơi vào tình trạng ôm đất, trắng tay. Mặt khác, các ngân hàng thương mại cũng "khó thoát" khi tiền cho vay "dưới chuẩn" đi không về lại. Hậu quả đáng nói là khi thị trường tài chính ngân hàng "lao đao" thì hiệu ứng Domino diễn ra với môi trường chứng khoán, tín dụng, xuất nhập khẩu và cả nền sản xuất trong nước.

Kinh tế Việt Nam không dễ đi lên một cách bền vững khi những nguyên nhân khó khăn nằm ở những yếu kém nội tại kéo dài chưa được khắc phục.

Thị trường chứng khoán Việt Nam bước vào năm 2012 với một tông màu "nhạt" khi chỉ số VNI và HNI vẫn mãi "rề rà" dưới đáy. Mãi đến tháng 5, thị trường chứng khoán có chút khởi sắc khi VNI và HNI tăng đạt đỉnh. Nhưng chưa đầy hai tháng sau đó lại giảm đi hơn 50% giá trị tăng tính từ đầu năm 2012. Bên cạnh đó, thị trường bất động sản cũng không... khá hơn khi nhà đất bị đóng bang, niềm tin người dân giảm hẳn sau pha "bể bong bóng" nhà đất gây ra tình trạng nợ xấu vừa qua.

Thị trường xuất khẩu còn đáng lo hơn khi ngành xuất khẩu chủ đạo là dệt may, da giày sang Châu Âu giảm đáng kể. Tính đến nay, trung bình mỗi tháng số lượng đơn hàng từ Châu Âu giảm 20-30% so với cùng kì năm 2011. Còn theo thống kê của Tổng cục Hải quan thời điểm 5 tháng đầu năm 2012, kim ngạch xuất khẩu dệt may Việt Nam sang EU chỉ đạt 844 triệu USD, giảm 1,4%. Ngành cá Tra cũng khó khăn không kém khi lời cầu cứu của các doanh nghiệp cá tra Việt Nam lẫn người nuôi trồng thủy sản liên tục xuất hiện trên các diễn đàn kinh tế như một điểm nóng. Vấn đề nan giải ở đây chính là đầu ra cho cá Tra ngày một hẹp trong khi quy mô sản xuất trong nước tăng nhanh. Bất kỳ doanh nghiệp cá tra nào cũng lo sợ một ngày "chiếc thùng nhỏ không thể chứa một lượng hàng thừa quá tải".

Trong khi đó, cứu cánh thường xuyên nhất của doanh nghiệp là các ngân hàng thương mại lại đang cố thắt chặt chính sách tiền tệ từ ảnh hưởng của "nợ xấu". Với tỷ lệ nợ xấu lên đến 12%-13% (theo Fitch Ratings), các ngân hàng đang ra sức thu mình về thế phòng thủ trước các làn sóng "phá sản" của các doanh nghiệp cùng ngành. Con đỉa "nợ xấu" rất khó buôn tha nền kinh tế dù "khổ chủ"đang ra sức dùng mọi biện pháp "đông - tây" để tháo gỡ. Chính vì thế, các doanh nghiệp và cá nhân trong các ngành cá tra, dệt may... càng khó khăn khi không thể chống chịu với thực tại thiếu vốn, lãi suất cao.

Và tất nhiên, "nước xa không thể cứu lửa gần", dẫu chính phủ vẫn "đang bàn" về các gói cứu trợ nhằm giúp doanh nghiệp và người sản xuất chỉnh đốn, tái cấu trúc hệ thống thì sự phá sản vẫn cứ xảy ra ồ ạt.

Phân hóa mạnh yếu

Chung quy cho sự đan xen quan hệ giữa "nợ xấu", lạm phát, vỡ bong bóng bất động sản, chứng khoán lao dốc hay xuất khẩu suy giảm... là câu "mạnh còn, yếu mất".

Như vậy, cuộc chơi giữa các chủ thể này là một "vòng đấu loại" dựa trên thực lực các DN. Một khi chính phủ không thể giải quyết hết tình trạng thiếu vốn đại trà, các ngân hàng không nhượng bộ hạ lãi suất thì chỉ có những DN có đủ "sức khỏe" để duy trì, cải tổ sản xuất. Kết quả là các DN yếu kém lần lượt từ bỏ sân chơi chung theo đúng nghĩa "cơ chế thị trường".Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tính đến hết tháng 4 năm 2012, đã có 17.735 doanh nghiệp phá sản.

Cơ chế theo kiểu chọn lọc tự nhiên sẽ có thể đưa nền kinh tế về trạng thái ban đầu. Tuy nhiên, nếu để mặc cho "bàn tay vô hình" tự điều chỉnh thì trước khi hồi sức, nền kinh tế sẽ rơi vào thảm họa.

Chính vì thế, chính phủ lại là nhân tố chính được kỳ vọng nhất nhằm giải quyết những khó khăn hiện tại. Kinh nghiệm cho thấy một quốc gia dưới sự điều phối tốt của chính phủ sẽ nhanh chóng lấy lại vị thế, thậm chí là phát triển hơn giai đoạn trước. Mỹ là một trong những ví dụ điển hình.

Cuộc khủng hoảng kinh tế 2007 tới nay đã quật ngã nhiều ngân hàng "đại thụ" của Mỹ. Tuy nhiên, bằng những chính sách kịp thời, triệt để thì Mỹ vẫn kịp thời "lách qua khung cửa hẹp" để giữ vững hệ

Với tình hình hiện tại, yêu cầu thứ nhất trong vai trò điều phối của chính phủ chính là nhanh chóng và quyết liệt. Bên cạnh đó, mọi hành động giải pháp phải mang tính toàn diện và đồng bộ vì các khó khăn đặt ra trước mắt đều liên quan chặt chẽ với nhau. Tạo nên sự đồng bộ chung sẽ là tiền đề giải quyết triệt để các vấn đề tồn đọng.

Dẫu rất nhiều chuyên gia cho rằng kinh tế Việt Nam đang rơi vào thời điểm khó khăn nhất trong nhiều năm trở lại đây, nhưng cần nhìn nền kinh tế theo một xu hướng lạc quan hơn. Bất kỳ nền kinh tế nào cũng sẽ có giai đoạn đi xuống, nhưng nhớ rằng đi xuống không phải là mục tiêu cuối cùng mà là "lấy đà" để phóng cao hơn thông qua sự cải tổ và tái cấu trúc hệ thống.
--------------
Tác giả: Đỗ Thiện // Nguồn: VEF

  • Gỡ “nút thắt” cho hàng bình ổn
  • “Việt Nam muốn cứu tăng trưởng, không dễ!”
  • Vì sao có những "nút thắt" làm kinh tế suy giảm?
  • 2015: Tập đoàn nhà nước rút hết vốn đầu tư ngoài ngành
  • Xăng giảm để điện tăng?
  • Điều hành kinh tế: Cần tránh bẫy hai tăng một giảm
  • Chỉ số sản xuất công nghiệp tăng tốc, tồn kho tăng 26%
  • Kinh tế Việt Nam “có thể đã qua giai đoạn tệ nhất”
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi