Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

PCI 2009: Minh bạch và chất lượng lao động thúc đẩy tăng trưởng kinh tế

Các tỉnh, thành phố của Việt Nam có thể tăng cường thu hút đầu tư và tăng trưởng kinh tế bằng cách cải thiện tính minh bạch và nâng cao chất lượng lao động, theo kết quả báo cáo Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh năm 2009 công bố ngày hôm nay (14/1/2010) tại Hà Nội.

Chủ trì Lễ công bố báo cáo PCI năm 2009 có Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, Chủ tịch VCCI Vũ Tiến Lộc và Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam Michael Michalak.
 
Bảng xếp hạng năm 2009

Kết quả từ điều tra PCI gợi ý rằng các tỉnh thành phố có thể cải thiện tính minh bạch bằng cách công bố công khai các văn bản và tài liệu kế hoạch như ngân sách tỉnh, các kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch sử dụng đất và các kế hoạch phát triển cơ sở hạ tầng để nhà đầu tư dự báo tốt hơn khi đưa ra quyết định đầu tư. Đối với lĩnh vực lao động, các địa phương như Bình Dương, thành phố Hồ Chí Minh và Đà Nẵng đã cố gắng xây dựng được đội ngũ lao động có chất lượng đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài xứng đáng nhận được sự ghi nhận của cộng đồng doanh nghiệp.

Năm 2009, Đà Nẵng tiếp tục dẫn đầu cả nước trong bảng xếp hạng PCI, tiếp đến là Bình Dương. Lào Cai, Đồng Tháp, Vĩnh Long và Vĩnh Phúc lần lượt là các tỉnh nằm trong nhóm xếp hạng “Rất tốt”. PCI 2009 cũng chỉ ra rằng các tỉnh Điện Biên, Cà Mau và Long An có thành tích tốt nhất về cải cách chất lượng điều hành kinh tế theo kết quả điều tra PCI từ năm 2006 đến nay. Đại diện Chính phủ, cộng đồng doanh nghiệp và một số lãnh đạo doanh nghiệp đã trao giải thưởng cho lãnh đạo của 9 tỉnh có thành tích xuất sắc dựa trên kết quả điều tra PCI.

Điều tra PCI 2009 là tập hợp “tiếng nói” của 9.890 doanh nghiệp dân doanh nhằm đánh giá và xếp hạng về chất lượng điều hành kinh tế và môi trường thể chế cấp tỉnh ở Việt Nam. Chất lượng điều hành kinh tế, vấn đề mà chỉ số PCI đo lường, đóng vai trò đặc biệt quan trọng và thu hút sự quan tâm chú ý trong bối cảnh nền kinh tế đang phục hồi từ khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Chỉ số PCI cung cấp cho lãnh đạo tỉnh, các nhà hoạch định chính sách những thông tin từ thực tiễn kinh doanh giúp xác định các lĩnh vực điều hành và các yếu tố trong môi trường kinh doanh cần cải thiện.

"Nhờ vào nỗ lực của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, lãnh đạo chính quyền các tỉnh, thành phố và cộng đồng doanh nghiệp, chỉ số PCI đã được đón nhận và sử dụng rộng rãi để cải thiện chất lượng điều hành kinh tế” - Đại sứ Hoa Kỳ Michael W. Michalak đánh giá.

Nhìn tổng quan, trong năm nay, Việt Nam tiếp tục có những bước tiến đáng kể về cải cách thủ tục hành chính. Đáng lưu ý là các cải thiện về chi phí thời gian để thực hiện các quy định của nhà nước và chi phí gia nhập thị trường, một phần là do Chính phủ triển khai thực hiện quyết liệt Đề án Đơn giản hóa thủ tục hành chính (Đề án 30). Các lĩnh vực khác có cải thiện là Tiếp cận đất đai và sự ổn định trong sử dụng đất, Đào tạo lao động và Thiết chế pháp lý. Tuy nhiên, cũng có một số sụt giảm đáng lo ngại là Tính minh bạch, Chi phí không chính thức và Tính năng động và tiên phong của lãnh đạo tỉnh.

“Chỉ số PCI đại diện cho “tiếng nói” của cộng đồng doanh nghiệp và là công cụ hữu hiệu nhằm thúc đẩy những sáng kiến cải cách của chính quyền Trung ương như việc triển khai Đề án 30 cũng như quá trình phân cấp tại Việt Nam. Tôi tin tưởng rằng chỉ số PCI tiếp tục cung cấp được những thông tin quan trọng giúp chính quyền địa phương thực hiện các cải cách của mình, hỗ trợ chính quyền Trung ương tạo lập môi trường kinh doanh ở Việt Nam ngày càng cạnh tranh hơn” ông Vũ Tiến Lộc - Chủ tịch VCCI cho biết.

TS Vũ Tiến Lộc cho rằng, qua gần 70 hội thảo PCI tại các tỉnh và những hoạt động tại các tỉnh trong những năm qua, các tỉnh đã quan tâm và đánh giá cao về ý nghĩa và tác động của chỉ số này. Nhiều tỉnh cho biết qua kênh độc lập và khách quan này, lãnh đạo tỉnh nhận rõ được những điểm mạnh và điểm yếu trong môi trường kinh doanh của tỉnh, tạo sức ép và động lực cho bộ máy chính quyền các cấp trong tỉnh tiến hành những cải cách để cải thiện hơn nữa môi trường kinh doanh.

Đây là năm thứ 5 VCCI và Dự án Sáng kiến cạnh tranh Việt Nam, dự án do Cơ quan Hợp tác Quốc tế Hoa Kỳ tài trợ, xây dựng và công bố Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI). Chỉ số PCI đo lường chất lượng điều hành kinh tế và sự thuận lợi của môi trường kinh doanh cấp tỉnh cho sự phát triển của khu vực kinh tế tư nhân.

Tăng một điểm của chỉ số Tính minh bạch trong PCI sẽ giúp tăng 13% số doanh nghiệp trên 1.000 dân, 17% đầu tư bình quân đầu người và 62 triệu đồng lợi nhuận trên mỗi doanh nghiệp. Cải thiện một điểm trong chỉ số Đào tạo lao động giúp tăng 30% số doanh nghiệp trên 1.000 dân, 47% đầu tư bình quân đầu người và 58 triệu đồng lợi nhuận trên mỗi doanh nghiệp.

(Theo Hồ Hường // Diễn đàn doanh nghiệp)

  • Phát triển đại học ở Nhật và gợi ý cho Việt Nam
  • Bốn chuyển biến tích cực sau khi gia nhập WTO
  • Cẩn trọng với CPI tháng 1?
  • 10 sự kiện kinh tế - xã hội nổi bật năm 2009
  • VN thuộc nhóm nước tăng trưởng kinh tế nhanh
  • 2010: Thời điểm nhìn lại lý thuyết phát triển và chính sách kinh tế Việt Nam
  • Giá bán lẻ xăng dầu - gánh nặng của người dân!
  • Thách thức 2010
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi