Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Phải xem lại công nghệ thải bùn đỏ

Nhà máy Alumin Tân Rai. Ảnh: Hoàng Thiên Nga.

Theo tiến sĩ khoa học kỹ thuật về mỏ, Nguyễn Thành Sơn, Nhà máy Alumin Tân Rai, được Tập đoàn Than & Khoáng sản Việt Nam (TKV) áp dụng công nghệ thải bùn đỏ 'ướt', giống công nghệ Hungary đã và đang áp dụng hàng chục năm nay, trong khi nhiều nước trên thế giới áp dụng công nghệ hiện đại là thải 'khô', hạn chế tối đa chất độc thải ra môi trường.

Vấn đề mấu chốt của việc khai thác bauxite là áp dụng công nghệ thải khô hay ướt chứ không phải công nghệ xử lý. Hầu hết các nước đều thải theo công nghệ khô và bể bùn của họ ở gần bờ biển chứ không phải treo trên độ cao hàng vài trăm mét so với mặt nước biển như những bể bùn đỏ hiện TKV đang xây dựng tại nhà máy Tân Rai

Chỉ những dự án (được xây dựng cách đây hàng chục năm) mới áp dụng công nghệ thải bùn đỏ lạc hậu (giống công nghệ của TKV đang áp dụng ở Tây Nguyên) mới có bùn đỏ dưới dạng chất lỏng còn chứa nhiều hoá chất cực kỳ độc hại (như ở Hungary). Nếu áp dụng công nghệ thải khô như của các nước thì tính độc hại của bùn đỏ giảm đi rất đáng kể.

Tại sao bùn đỏ thải ra dưới dạng ướt thì rất độc hại còn bùn đỏ thải ra dưới dạng khô thì ít độc hại. Trong bùn đỏ thải ra từ các nhà máy alumin có hai loại chất độc hại và nguy hiểm là lượng hoá chất (xút) dư thừa từ khâu sản xuất và các kim loại nặng được loại ra từ khoáng vật bauxite.

 

Khu vực được TKV xây dựng hồ chứa bùn đỏ. Ảnh: Hoàng Thiên Nga
Khu vực được TKV xây dựng hồ chứa bùn đỏ. Ảnh: Hoàng Thiên Nga.

Vì vậy, dù có bơm tuần hoàn phần chất lỏng về nhà máy để tái sử dụng thì phần chất rắn còn lại ngoài hồ chứa cũng bị phân ly theo cỡ hạt. Điều này làm cho bùn đỏ ở thể rắn từ chỗ lẽ ra ít nguy hiểm lại trở thành nguy hiểm hơn. Các kim loại nặng sẽ lẫn vào thành phần cỡ hạt siêu mịn chìm xuống dưới và xâm nhập vào nước ngầm. Khi gặp nước mưa, hồ chứa bùn đỏ của TKV sẽ vẫn trở nên độc hại vì còn kim loại nặng có nguy cơ bị rửa trôi theo.

Trong trường hợp thải bằng công nghệ khô, các chất hoá học độc hại chủ yếu đã được giữ lại tuần hoàn ngay trong nhà máy, không bị thải ra ngoài, còn bùn đỏ thải ra ngoài chỉ chứa chất độc hại chủ yếu là kim loại nặng. Với thành phần bùn đỏ khô, các kim loại nặng này bị giữ hòa lẫn trong cả khối chất rắn, sau một thời gian, sẽ xảy ra các liên kết hóa lý tạo ra các khoáng vật mới gần như trơ đối với nước mưa, vì vậy sẽ trở nên an toàn hơn nhiều.

"Công nghệ thải bùn đỏ của các dự án trên Tây Nguyên là công nghệ ướt, lạc hậu. Nếu chúng ta cứ cố tình cho rằng “đã được thẩm định rất cẩn thận” vẫn tiếp tục cho áp dụng công nghệ thải bùn ướt thì có cử đoàn sang Hungary cũng chỉ tốn tiền thuế của dân, còn nguy cơ vẫn tồn tại như nhau. Chưa kể đối tác được TKV chọn xây dựng nhà máy không phải là người nắm công nghệ nguồn của Bayer, nên khó phát huy hết hiệu suất của công nghệ" - Tiến sĩ Nguyễn Thành Sơn 

Chính vì những “dích zắc” đó, với những tiến bộ của khoa học kỹ thuật, trên thế giới đã từ lâu người ta giải quyết vấn đề xử lý bùn đỏ ngay trong dây truyền công nghệ của nhà máy trước khi thải ra ngoài.

Tức là, tất cả những gì TKV đang làm để xử lý bùn đỏ sau khi thải ra ngoài (tại một thung lũng), thì thế giới với công nghệ tiên tiến, họ xử lý ngay trong nhà máy, chỉ thải ra ngoài bùn đỏ dưới dạng khô (như cát) ít độc hại, có thể chất cao như núi (giảm chi phí, giảm diện tích chiếm đất) và sau một thời gian, các thành phần khoáng vật còn sót lại trong bùn đỏ khô này cũng sẽ liên kết lại với nhau trở thành trơ, nếu có gặp nước mưa cũng vô hại.

Còn các đập để ngăn giữ đống bùn đỏ khô này rất đơn giản và không bao giờ bị vỡ. Chính vì điều này mà như chúng tôi đã nhiều lần nhắc đến, ngay cả các nước có khí hậu nhiệt đới, mưa nhiều như trên Tây Nguyên của Việt Nam người ta cũng đã và đang áp dụng công nghệ thải bùn đỏ khô.

Trong ngành alumin - nhôm, công nghệ đã được kiểm chứng hàng trăm năm nay là công nghệ chuyển hóa quặng bauxite thành alumni - công nghệ Bayer là công nghệ cơ bản, chứ không phải công nghệ thải bùn đỏ là công nghệ phụ. Thực chất lịch sử phát triển của ngành alumin - nhôm trên thế giới là lịch sử phát triển của công nghệ phụ xử lý bùn đỏ này.

Chúng tôi xin khẳng định lại một lần nữa, công nghệ thải bùn đỏ của các dự án trên Tây Nguyên là công nghệ ướt, lạc hậu. Với công nghệ lạc hậu này, nguy cơ xảy ra thảm họa tràn bùn đỏ như của Hungary luôn rình rập.

(Theo Tienphong Online)

 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi