Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Kẻ khổng lồ bên cạnh ta: Nền kinh tế mơ hồ và khó nắm bắt

Những dữ liệu và quan niệm chưa đúng tạo ra nhiều khó khăn để hiểu rõ được hiện trạng của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.

Mười năm trước, Trung Quốc vừa mới tham gia vào các thị trường tài chính toàn cầu. Hiện nay, nước này đang ở vị trí tiên phong.

Tuy vậy, vẫn còn nhiều khó khăn để hiểu rõ được hiện trạng thị trường của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới này.

Mặc dù là một thị trường lớn, nhưng các số liệu kinh tế của Trung Quốc vẫn còn rất thiếu và nghèo nàn. Đồng thời, các hoạt động đầu cơ ngày một chi phối thị trường mới nổi này.

Dưới đây là năm chi tiết cho thấy những hiểu biết của chúng ta về thị trường Trung Quốc còn cách khá xa so với hiện trạng của nó.

Thứ nhất, Trung Quốc không công bố các số liệu về tổng sản phẩm quốc nội (GDP) theo cách mà các quốc gia khác vẫn làm. Mặc dù vẫn công bố đều đặn tỷ lệ tăng trưởng, nhưng các phân tích thống kê hàng quý về nhu cầu thực của thị trường nội địa không được thông báo. Chỉ có hai quốc gia tại châu Á không công bố số liệu này, đó là Trung Quốc và Lào.

Điều này tạo ra nhiều khó khăn. Các dữ liệu về tài khoản quốc gia là công cụ quan trọng nhất của nhà kinh tế học. Chúng chỉ ra rằng người tiêu dùng đã chi tiêu bao nhiêu cho thực phẩm, hay các công ty đã chi tiêu bao nhiêu cho việc xây dựng nhà máy. Các phân tích thống kê hàng quý về nhu cầu thực của thị trường giúp chúng ta biết được sự lành mạnh hay thiếu lành mạnh của các cấu phần trong tăng trưởng kinh tế.

Đối với trường hợp của Trung Quốc, quốc gia này đang phải đối mặt với rủi ro vì chi tiêu quá nhiều cho việc phát triển hệ thống đường cao tốc và xây dựng nhà máy. Sự chi tiêu này sẽ dẫn tới tình trạng dư thừa năng suất và các khoản nợ xấu. Sự thiếu hụt các nguồn số liệu hàng quý đáng tin cậy về những khoản đầu tư như thế này sẽ khiến nhiều người lầm tưởng về triển vọng của nền kinh tế, trong khi thực tế sự phục hồi nhanh chóng của Trung Quốc trong năm vừa qua chẳng qua chỉ là sự mất cân bằng ngày một nghiêm trọng hơn.

Do vậy, khi các số liệu về tăng trưởng quý 3/2010 của Trung Quốc được công bố, rất cần thiết phải bổ sung các cảnh báo cần thiết về hiện trạng mất cân bằng này.

- Thứ hai, thực phẩm luôn luôn giúp giải thích sự thay đổi đang ngạc nhiên trong chỉ số giá tiêu dùng (CPI). Một phần là do các hộ gia đình Trung Quốc thường mua thực phẩm tươi về để chế biến tại nhà. Do vậy, chỉ cần giá thịt lợn thay đổi thì cũng làm cho chỉ số CPI của Trung Quốc biến động. Ngược lại, tại HongKong, chi tiêu cho ăn uống ngoài gia đình luôn chiếm tới một nửa trong khoản chi tiêu cho thực phẩm. Do vậy, người ta thường nói đùa là tại Trung Quốc, tình hình thời tiết, chứ không phải chu kỳ kinh tế, có vai trò quan trọng trong việc dự báo chỉ số CPI.

Thứ ba, nhu cầu tiêu thụ nội địa của Trung Quốc có tác động vừa phải nền kinh tế toàn cầu, không như mọi người vẫn tưởng.

Khoảng 1/3 giá trị nhập khẩu của Trung Quốc được sử dụng để tái xuất khẩu. Ví dụ, các nhà máy của Trung Quốc mua thiết bị bán dẫn và bo mạch chủ từ các nhà sản xuất tại Singapore và Đài Loan, lắp ráp các thiết bị này vào máy tính xách tay và sau đó xuất khẩu mặt hàng này sang các cửa hàng bán lẻ tại Mỹ và châu Âu.

Khoảng 1/3 giá trị nhập khẩu tiếp theo của Trung Quốc là dành cho các nguyên liệu đầu vào. Trung Quốc có nhu cầu rất lớn đối với các nguồn nguyên liệu thô, và là một trong những nhà nhập khẩu quặng sắt lớn nhất thế giới. Việc nhập khẩu nguyên liệu này của Trung Quốc đã giúp các quốc gia như Úc, Brazil, Chi-lê và các quốc gia tại Nam Mỹ thu lợi, cho dù những thương vụ này đã đẩy giá nguyên liệu lên, khiến các nhà nhập khẩu khác phải gánh chịu mức giá cao.

Khoảng 1/3 giá trị nhập khẩu còn lại của Trung Quốc được sử dụng để nhập khẩu các hàng hóa như các tuốc-bin từ Đức, máy xúc từ Nhật Bản, và máy bay từ Mỹ. Các khoản nhập khẩu này, lên tới 430 tỷ USD trong năm ngoái, mặc dù đã góp phần cho tăng trưởng toàn cầu, nhưng giá trị vẫn không lớn. Hàn Quốc cũng đã nhập khẩu hàng hóa tương tự với giá trị lên tới 320 tỷ USD, không thua kém bao nhiêu.

- Thứ tư, Trung Quốc là một nước lớn, nhưng vẫn là một nước nghèo. GDP bình quân đầu người theo ngang giá sức mua của Trung Quốc ở mức khoảng 6.600 USD, chỉ tương đương với Algeria hay Namibia về mức độ thịnh vượng chung. Bên cạnh đó, sự tăng trưởng của Trung Quốc chủ yếu làm lợi cho các công ty hơn là cho các hộ gia đình. Đây là một trong những nhược điểm của mô hình kinh doanh dựa trên chi phí thấp. Lợi nhuận của các nhà xuất khẩu và của các doanh nghiệp thì tăng, nhưng mức lương thấp đã làm suy giảm chi tiêu cá nhân và tạo ra nhiều căng thẳng xã hội.

Không lấy gì làm ngạc nhiên khi chính phủ Trung Quốc đang nỗ lực mạnh mẽ để chỉnh sửa sự mất cân bằng này, bằng cách quy đinh các mức lương tối thiểu và cải thiện các điều kiện lao động. Sự tập trung vào việc tăng lương và ngăn chặn tình trạng mất việc làm là một lý do khiến Trung Quốc phải vừa mới định giá lại đồng tiền của mình.

- Thứ năm, tăng trưởng theo cấu trúc cũng quan trong ngang với tăng trưởng theo chu kỳ. Tiến trình tự do hóa ngành bất động sản tại Trung Quốc vào năm 1998 đã góp phần quan trọng vào quá trình tăng trưởng của quốc gia này. Cho đến thời điểm năm 1998, nhà nước là nguồn cung cấp nhà ở chính. Nhưng quá trình cải cách đã cho phép các hộ gia đình có thể mua các ngôi nhà to và đẹp hơn, và các nhà kinh doanh bất dộng sản tư nhân đã hồ hởi tham gia vào thị trường đầy tiềm năng này.

Có thể thấy rằng tăng trưởng theo cấu trúc hiện nay đang bị lấn át bởi tăng trưởng theo chu kỳ, và Trung Quốc đang trải qua thời kỳ bong bóng nhà đất, không khác gì so với Anh hay Mỹ. Quá trình đô thị hóa nhanh chóng tại Trung Quốc góp phần quan trọng vào hiện tượng bong bóng này. Dân số đô thị tại Trung Quốc, hiện đang tăng trưởng với tốc độ 15 triệu người mỗi năm trong suốt 10 năm qua, đã tạo ra một lượng cầu về nhà ở khổng lồ.

Khu vực sản xuất của Trung Quốc hiện vẫn là yếu tố thúc đẩy tăng trưởng quan trọng nhất, nhưng hiện đã xuất hiện những dấu hiệu đang lên của ngành dịch vụ, từ dịch vụ cho thuê ô-tô tới các tổ hợp điện ảnh.

Năm yếu tố kể trên chưa hẳn đã thật thấu đáo. Nhưng Trung Quốc khó có thể so sánh với các nền kinh tế lớn khác của thế giới, có thể vì hiện trạng của quốc gia này vẫn là một đất nước đang phát triển tại châu Á, và cách đây vài thập niên vẫn là nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung cao độ.

Những công cụ phân tích kinh tế thông dụng có thể không được hữu dụng cho lắm khi phân tích hiện trạng thị trường Trung Quốc, tuy vậy chúng ta vẫn cố gắng tìm hiểu thị trường này thông qua các nguồn dữ liệu đa dạng khác. Việc phân tích chi tiết về tăng trưởng GDP của Trung Quốc sẽ giúp chúng ta hiểu được sự lành mạnh hay thiếu lành mạnh trong các cấu phần của tăng trưởng tại nền kinh tế lớn thứ hai thế giới này.

( Theo Lâm Vũ dịch (dịch từ businessday) // vnr500.vn )

  • “Tăng trưởng để làm gì khi CPI tăng đến 7%?”
  • “Không có căn cứ” để lập quỹ bình ổn giá xăng dầu
  • Nguyên Phó Thủ tướng Vũ Khoan: Kinh tế phát triển theo chiều rộng, hậu quả với môi trường là khủng khiếp!
  • Thờ ơ với tăng lương tối thiểu
  • Cần quy trách nhiệm trước khi tái cơ cấu Vinashin
  • Bình ổn giá: Khi các “ông lớn” bó tay
  • Khi tập đoàn phát huy nội lực!
  • Việt Nam trong số quốc gia bị biến đổi khí hậu đe dọa nhất
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi