Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

PwC dự báo kinh tế Việt Nam đứng thứ 14 thế giới vào năm 2050

Công ty kiểm toán quốc tế PwC dự báo đến năm 2050, GDP của Việt Nam đứng thứ 14 thế giới, cao hơn cả Hàn Quốc ở vị trí 17. Trong khi đó Mỹ, Anh và nhóm nền kinh tế phương Tây sẽ tụt hậu so với cường quốc kinh tế Trung Quốc.

Thế giới năm 2050 sẽ ra sao? Đã nhiều năm nay, chuyên gia kinh tế tại PwC nói đến sự trỗi dậy của nhóm nền kinh tế mới nổi quy mô lớn và cố gắng tính toán được thời điểm mà nhóm nước công nghiệp phát triển G7 bị nhóm nước mới nổi E7 vượt qua (E là emerging - mới nổi) bao gồm Trung Quốc, Ấn Độ, Braxin, Mêhicô, Indonesia và Thổ Nhĩ Kỳ.

PwC sử dụng số liệu tăng trưởng của Ngân hàng Thế giới đến năm 2009, dự báo của PwC trong ngắn hạn được tính đến năm 2014 còn dự báo dài hạn tính từ năm 2015 đế năm 2050.

Cụ thể, theo bảng xếp hạng do PwC dự báo, vào năm 2050, tại châu Á cần kể đến kinh tế Trung Quốc, Ấn Độ, Indonexia, Việt Nam, Hàn Quốc.

Năm 2050, tính GDP theo ngang giá sức mua (PPP), kinh tế Trung Quốc đứng đầu thế giới. Kinh tế Ấn Độ đứng thứ 2; kinh tế Indonexia đứng thứ 8, kinh tế Việt Nam đứng thứ 14, kinh tế Hàn Quốc đứng thứ 17.

Tốc độ tăng trưởng GDP thực của Việt Nam từ năm 2009 đến năm 2050 được tính toán ở mức 8,8%/năm.

Hoạt động tính toán và dự báo sử dụng giả thuyết về tăng trưởng dân số, vốn nhân lực và vật chất, tốc độ bắt kịp nhóm nước phát triển của nhóm nền kinh tế nghèo. Xu thế đã rõ ràng, nhóm nền kinh tế mới nổi tăng trưởng nhanh hơn so với các nước phương Tây và mọi chuyện sẽ tiếp tục như vậy.

Hiện nay, 9/10 nền kinh tế lớn nhất thế giới tính theo tỷ giá hối đoái là nền kinh tế phát triển. Đến năm 2050, con số trên sẽ chỉ còn 4. Kinh tế Mỹ xuống vị trí thứ 2 sau Trung Quốc. Nhật đứng vị trí thứ 5, Đức vị trí 8 còn Anh đứng thứ 9.

PwC cũng đưa ra so sánh thông qua sử dụng ngang giá sức mua - biện pháp tính đến giá cả khác nhau tại các nước. Nếu tính theo cách trên, sự đi xuống của nhóm nước phương Tây còn diễn ra nhanh hơn dù xu thế chung vẫn vậy, kinh tế Mỹ xuống vị trí thứ 3 sau Trung Quốc và Ấn Độ vào năm 2050 còn kinh tế Anh ở vị trí 10, thấp hơn cả Indonexia.

 

GDP các nước năm 2050 theo cách tính của PwC.

 

(Dân trí)

  • 10 năm tới GDP Việt Nam sẽ tăng trưởng 6,5-7%
  • Việt Nam tăng hạng về tự do kinh tế
  • Thách thức để lại
  • 7 nhóm giải pháp phát triển kinh tế - xã hội năm 2011
  • “Thách thức nằm trong nội tại nền kinh tế”
  • Ba trụ cột phát triển bền vững
  • Vốn rẻ cho người nghèo và giải pháp công nghệ cao
  • Việt Nam “về đích” trong lạc quan phục hồi kinh tế
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi