Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Quản lý an toàn thực phẩm: Cần riêng một ủy ban?

Trách nhiệm quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm vẫn là vấn đề gây tranh cãi. - tinkinhte.com
Trách nhiệm quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm vẫn là vấn đề gây tranh cãi.

“Quản lý an toàn thực phẩm ở một nước sản xuất nhỏ lẻ, biên giới dài như nước ta xứng đáng có một ủy ban thuộc Chính phủ”.

Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Quốc Triệu phát biểu khi Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật An toàn vệ sinh thực phẩm, ngày 19/1.

Theo Bộ trưởng, ủy ban này sẽ có bộ máy riêng cho “chuyên trách”, thêm nhân lực và mô hình quản lý, hoạt động hoàn thiện.

Mô hình Ủy ban Dân số - Kế hoạch hóa gia đình (sau này đổi tên là Ủy ban Dân số, Gia đình và Trẻ em) trước đây hoạt động rất hiệu quả, đã đưa tỷ lệ sinh bình quân mỗi gia đình từ 3,8 con năm 1990 xuống còn 2,1 con năm 2000, ông Triệu liên hệ.

Người đứng đầu Bộ Y tế cũng hình dung ủy ban mới này nên có khoảng 100 cán bộ chuyên trách, do một Phó thủ tướng phụ trách chung. Mô hình có thể tồn tại trong vài chục năm, sau đó có thể nhập lại vào Bộ Y tế như Ủy ban Dân số, Gia đình và Trẻ em trước đây.

Phó chủ tịch Quốc hội Huỳnh Ngọc Sơn ủng hộ quan điểm của Bộ trưởng Bộ Y tế. Ông đề nghị nghiên cứu đề xuất thành lập ủy ban quốc gia về an toàn thực phẩm, nếu thực sự hiệu quả thì làm chứ không vì sợ tăng biên chế mà gạt bỏ.

Tuy nhiên, nhiều ý kiến thảo luận khác tỏ ra không đồng tình. Phó chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu đặt vấn đề, nếu thành lập ủy ban, vị trí pháp lý của cơ quan này là gì?

Lý do Phó chủ tịch Uông Chu Lưu phản đối mô hình ủy ban an toàn thực phẩm là từ năm 1992 đến nay đã không còn chủ trương thành lập cơ quan ngang bộ thực hiện chức năng quản lý Nhà nước. Hiện chỉ còn lại 3 cơ quan là Thanh tra Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước và Ủy ban Dân tộc.

Nêu thêm “sáng kiến”, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính Ngân sách Phùng Quốc Hiển đề xuất thành lập tổng cục quản lý an toàn thực phẩm, thống nhất tổ chức từ trung ương đến địa phương. Mô hình là cơ chế chính sách do các bộ quy định, nhưng thực hiện quản lý do tổng cục này đảm nhận.

Điều hành phiên thảo luận, Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Kiên nêu quan điểm  không nên có một ủy ban chung chung, không có địa vị pháp lý cụ thể và đủ mạnh để đảm nhận vai trò quản lý Nhà nước.

Theo Phó chủ tịch, nên tiếp tục để hai Bộ Y tế, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chịu trách nhiệm về vấn đề an toàn thực phẩm, trong đó Bộ Y tế đảm nhận khâu hậu kiểm.

(Theo Anh Quân // Vneconomy)

 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi