Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Rà soát, đơn giản hóa thủ tục hành chính: Liều thuốc hữu hiệu

 Trong tháng 9/2009, bộ cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính áp dụng tại 4 cấp chính quyền (bộ, tỉnh, huyện, xã) sẽ được công bố công khai trên Internet, theo đúng chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ. Sự kiện trên đánh dấu thành công bước đầu của việc triển khai Đề án 30 “Đề án đơn giản hóa thủ tục hành chính trên các lĩnh vực quản lý nhà nước giai đoạn 2007 – 2010”.

Để sớm đưa nền kinh tế thoát khỏi khủng hoảng và suy giảm kinh tế, trên thế giới đang hình thành một xu hướng chung là đẩy mạnh rà soát, đơn giản hóa thủ tục hành chính (TTHC). Cải cách TTHC có thể xem như một liệu thuốc hữu hiệu trong giai đoạn hiện nay với hầu hết các nền kinh tế.

Những thuận lợi ban đầu

Tại hội nghị về cải cách TTHC, các giải pháp khắc phục khủng hoảng và suy giảm kinh tế toàn cầu diễn ra tại Genève (Thụy Sĩ) mới đây, việc triển khai hiệu quả Đề án 30 của VN được xem như một điểm sáng của khu vực. Theo thống kê sơ bộ, có khoảng 6.500 TTHC trong danh mục thuộc tất cả các lĩnh vực quản lý nhà nước. Tuy nhiên, theo ông Ngô Hải Phan - Vụ phó Vụ Tổ chức hành chính nhà nước và Công vụ (Văn phòng Chính phủ), Tổ phó Thường trực Tổ cải cách thủ tục (CCTT), chỉ thông qua hoạt động thống kê ban đầu đã phát hiện và bãi bỏ trên 1.000 TTHC trùng lắp về nội dung hoặc hình thức. Ví dụ tại tỉnh Khánh Hòa, mới chỉ thống kê đã loại bỏ được khoảng 30% TTHC không cần thiết hoặc trùng lắp.

Tại Công văn 1071/TTg-TCCV, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo ưu tiên rà soát nhanh 6 địa phương là Hà Nội, Cần Thơ, Hải Phòng, TP HCM, Thanh Hóa, Bà Rịa-Vũng Tàu phải thực hiện việc rà soát nhanh những thủ tục hành chính đang gây bức xúc cho người dân và DN.

Đề án 30 đã đi được 1/3 quãng đường và rút ngắn được 15 – 16 tháng so với kế hoạch ban đầu. Đây là nhận xét của ông Nguyễn Minh Mẫn - Vụ trưởng Vụ Tổ chức hành chính nhà nước và Công vụ (Văn phòng Chính phủ), Phó Chủ tịch Hội đồng tư vấn. Giai đoạn tiếp theo của Đề án 30 sẽ là việc lấy ý kiến đóng góp rộng rãi của mọi người dân và DN. DN và người dân sẽ điền 3 biểu mẫu rà soát giúp xem xét các quy định của TTHC cả về nội dung và hình thức. Đây chính là 3 báo cáo đánh giá tác động nhằm chứng minh tính hợp pháp, sự cần thiết và tính hợp lý của các TTHC. Qua đó, cơ quan quản lý nhà nước có cơ sở bổ sung những khiếm khuyết, giải quyết những tồn tại của TTHC hiện nay. Từ đó, chúng ta sẽ tìm ra những điểm thiếu nhất quán, thiếu đồng bộ và không rõ ràng, khó hiểu, khó áp dụng đối với cả cơ quan hành chính cũng như cá nhân và tổ chức. Các Tổ công tác của bộ, ngành và địa phương sẽ tổng hợp các báo cáo đánh giá, phân tích và đưa ra các phương án đơn giản hóa TTHC. Tiếp đến, Tổ CCTT sẽ tổng hợp, rà soát và trình Thủ tướng Chính phủ ban hành quyết định kết quả rà soát.

Còn rất nhiều việc

Theo ông Phạm Gia Túc - Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký VCCI, Ủy viên Hội đồng tư vấn, để Đề án 30 thành công, điều kiện đầu tiên là phải có sự đồng thuận vào cuộc nghiêm túc của các ngành, các cấp, tổ chức, DN và mọi tầng lớp nhân dân. Thời gian qua, VCCI đã có rất nhiều hoạt động thực hiện chủ trương cải cách TTHC của Chính phủ. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, mặc dù một số TTHC đã được tổng kết, phân tích thấy rõ sự bất hợp lý. Nhưng cơ quan quản lý cũng phải mất tới 5 – 6 tháng mới có thể bãi bỏ hoặc sửa đổi.

Thực tế, nhiều người còn nghi ngại về tính hiệu quả của việc đóng góp ý kiến. Ví dụ tại nhiều hội thảo đóng góp ý kiến xây dựng luật, mặc dù có một số ý kiến của DN và chuyên gia được đánh giá khá cao nhưng các thông tin phản hồi thì vẫn còn hạn chế. Chính vì vậy, các ý kiến đóng góp của người dân và DN còn nhiều hạn chế cả về số lượng và chất lượng. Từ những bài học thực tế của giai đoạn thống kê, ông Ngô Hải Phan đã đưa ra một số tồn tại cần khắc phục như: Nhiều thành viên tham gia cải cách TTHC chưa thực sự tin tưởng vào sự thành công của Đề án 30. Một số người còn chưa hiểu rõ cách thức triển khai, cũng như chưa xác định được vai trò của bản thân trong việc thực hiện Đề án. Từ đó, nhiều thành viên chưa dành các nguồn lực tương xứng để thực hiện cũng như hỗ trợ hoạt động của Đề án. Bên cạnh đó, sự phối hợp hoạt động giữa Hội đồng Tư vấn và Tổ CCTT chưa có sự gắn kết chặt chẽ. Tuy nhiên, những tồn tại kể trên không phải quá khó để khắc phục. Trước sự quyết tâm đồng lòng, đồng sức từ Chính phủ tới mọi người dân, chúng ta hoàn toàn có thể tin tưởng vào sự thành công của Đề án 30.

Ông Ngô Hải Phan một lần nữa khẳng định tính độc lập của Tổ CCTT. Tổ CCTT không chịu áp lực từ bất kỳ một cơ quan nào mà chỉ chịu trách nhiệm về tính hiệu quả của công việc trước Thủ tướng Chính phủ.

Các kết quả của quá trình rà soát sẽ được khẩn trương thực hiện đúng kế hoạch. Hết tháng 12/2010 sẽ có một hệ thống TTHC sạch. Hệ thống TTHC này sẽ được đảm bảo công khai, minh bạch để DN và người dân có thể dễ dàng tiếp cận, thực hiện và giám sát. Và đương nhiên, đây là một hệ thống TTHC đơn giản, khoa học, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tạo việc làm, giảm chi phí cho xã hội.

 

(Theo Bá Tú // Diễn đàn doanh nghiệp)

  • Trung tâm nguyên phụ liệu dệt may, da giày: Chưa có thì mong, có rồi bỏ trống!
  • Nên tổ chức bộ máy lãnh đạo quy hoạch kiến trúc ra sao?
  • Vì sao vẫn khó xây nhà giá thấp?
  • Hải quan và doanh nghiệp: Thiếu tiếng nói chung
  • 7 tháng, tổng thu NSNN ước đạt 222.120 tỷ đồng
  • Chuyện quản lý : Ðể tránh những nghịch lý
  • Đi tìm mô hình tăng trưởng
  • Rẻ ngoại - đắt nội!
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi