Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Đi tìm mô hình tăng trưởng

Trong phòng thí nghiệm về nano phát triển công nghệ nano ở TP.HCM. Ảnh: Trần Việt Đức

Với mức tăng trưởng 3,9% trong nửa đầu năm nay, Việt Nam là một trong số hơn chục quốc gia trên thế giới có mức tăng trưởng dương. Đây là thành tựu, mà nhiều chuyên gia kinh tế nhận định, là “đáng tự hào” trong bối cảnh kinh tế thế giới đang lâm vào giai đoạn suy thoái tồi tệ nhất trong thế kỷ này

Tuy vậy, không thể phủ nhận, mức tăng trưởng này là thấp nhất, kể cả so với năm 1999, năm mà kinh tế Việt Nam chỉ đạt 4,8% do tác động của cuộc khủng hoảng tài chính bắt nguồn từ Thái Lan. Chính phủ, trong nỗ lực ngăn chặn suy thoái và giảm bớt tác động tiêu cực của nó đến người lao động, đã phải mở rộng tài khoá và tăng cường kích cầu. Đây là việc làm đúng trong ngắn hạn.

Nhưng về dài hạn, những nỗ lực khác ở quy mô rộng lớn hơn là cần thiết. Chuyên gia Peter Wolff của viện Phát triển Đức cho rằng, Chính phủ nên tăng cường cải cách doanh nghiệp nhà nước và khu vực tài chính nhằm tạo đà phát triển lành mạnh trong tương lai.

Nhận xét này tương đồng với các ý kiến của giới học giả trong nước. Ngày càng xuất hiện nhận định chung rằng, khủng hoảng hiện tại là cơ hội rất lớn để Việt Nam xem xét và điều chỉnh lại cơ cấu kinh tế, hay rộng hơn là mô hình phát triển kinh tế. Mô hình này, sau hơn 20 năm đổi mới và mở cửa, đến nay vẫn phát triển theo chiều rộng, nghĩa là phụ thuộc vào khai thác tài nguyên, các ngành sử dụng nhiều vốn, công nghệ thấp và vì vậy “lao động cơ bắp” chiếm tỷ trọng lớn. “Đã đến lúc chúng ta phải kiên quyết đổi mới mô hình tăng trưởng kinh tế”, thư ký khoa học chuyên trách của hội đồng Lý luận trung ương, tiến sĩ Đinh Quang Ty nhận xét.

Tuy nhiên, theo ông Ty, muốn làm được điều này việc đầu tiên cần làm là liên quan đến vấn đề nhận thức, và lý luận về việc hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường.

Một cách khái quát, ông Ty nói, thể chế thị trường ở Việt Nam vẫn chưa tạo được môi trường thật sự thông thoáng để giải phóng mạnh mẽ sức sản xuất của các thành phần kinh tế và các chủ thể trong xã hội. “Tôi cho rằng, hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường phải thật sự là một đột phá chiến lược”, ông nói.

Vấn đề này được đặt ra trong bối cảnh thế giới được dự báo sẽ có điều chỉnh sâu sắc sau cuộc khủng hoảng này. Xu thế chính của nó, theo viện trưởng viện Kinh tế Việt Nam Trần Đình Thiên, là các nước phát triển sẽ chuyển sang công nghệ cao, hay kinh tế tri thức với tốc độ rất nhanh. Trung Quốc và Ấn Độ cũng đang nỗ lực tham gia xu thế đó.

Nhưng kinh tế tri thức cũng là mục tiêu vươn tới của Việt Nam. Liệu nó có mâu thuẫn gì về mặt thể chế? Ông Thiên nói: “Cuộc khủng hoảng này buộc chúng ta phải tư duy lại… vì lực lượng sản xuất trong thời đại kinh tế tri thức đã khác trước nhiều. Giai cấp công nhân có sứ mệnh lịch sử ở một thời đại… sứ mệnh đó trong thế giới toàn cầu hoá, và phát triển kinh tế tri thức thì thế nào?... Rõ ràng nếu cứ đóng đinh vào quan niệm cũ thì không thể phát triển được”.

Trong bối cảnh đó, xu hướng di chuyển công nghệ thấp sang những nước kém phát triển như Việt Nam sẽ gia tăng sau cuộc khủng hoảng này. “Đây là điều mà chúng ta phải đặc biệt cảnh giác… công nghệ thấp gắn liền với nhân lực chất lượng thấp. Điều này sẽ là thảm hoạ cho quốc gia và dân tộc”, ông nói.

Trong bối cảnh đó, theo ông Ty, vai trò của Nhà nước trong chặng đường tiếp theo vẫn rất quan trọng. Tuy nhiên, ông nói, nó phải tuân thủ những nguyên tắc cơ bản như Nhà nước phải điều hành nền kinh tế bằng “pháp luật và các công cụ chính sách khách quan”, “tôn trọng quy luật thị trường”, và “giải phóng mạnh mẽ sức sản xuất”,…

Tuy vậy, các nhà kinh tế nhận định rằng, với rất ít các hành động mang tính dài hạn sau khủng hoảng của các nhà quản lý kinh tế, việc xác định mô hình lành mạnh để kinh tế Việt Nam theo đuổi trong trung hạn là điều rất không dễ. Ông Thiên nói: “Sau khủng hoảng kinh tế thế giới, kinh tế Việt Nam có thể thoát ra cùng, nhưng những điểm yếu mang tính cơ cấu nội tại của mô hình tăng trưởng không hiệu quả để lại còn nguyên, thậm chí trầm trọng hơn. Đây là chuyện lớn cần đánh giá nghiêm túc”.

( Theo Tư Giang // SGTT Online)

  • Rẻ ngoại - đắt nội!
  • Kiến nghị tăng thu ngân sách gần 4.170 tỷ đồng
  • Phát triển xương sống nền kinh tế: cần cơ chế hút vốn tư nhân
  • Kế hoạch năm 2010 và sự kỳ vọng
  • Việt Nam chống trả tốt cuộc khủng hoảng
  • Kinh tế Việt Nam: Vững vàng đi trên... “dây”
  • Doanh nghiệp Nhà nước vẫn phải nắm giữ ngành điện
  • Từ bài học thiếu gạo...
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi