Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Trung tâm nguyên phụ liệu dệt may, da giày: Chưa có thì mong, có rồi bỏ trống!

Ngành dệt may, da giày Việt Nam (VN) đã xác định, muốn gia tăng giá trị xuất khẩu bằng sản xuất FOB (mua đứt, bán đoạn), nhất định phải có chợ giao dịch nguyên phụ liệu (NPL) trong nước. Đây là gút mở quan trọng nhất cho hai ngành xuất khẩu chủ lực của VN. Nhưng gần 10 năm qua, Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex) vẫn chưa tìm được chỗ để xây dựng chợ NPL như mong muốn của Bộ Công thương. Trong khi đó, một số doanh nghiệp (DN) tư nhân ở phía Nam đã mạnh dạn đầu tư xây dựng chợ NPL quy mô. Tuy nhiên, nghịch lý đã xảy ra.

Người mua không có quyền, người bán không vào chợ!

Để thoát khỏi cảnh gia công, ngành dệt may, da giày VN đã nói nhiều đến việc làm chủ nguồn NPL. Tuy nhiên, khi Trung tâm NPL Sanding TAM của Công ty CP May Sài Gòn 2 (quận Tân Bình, TPHCM) đi vào hoạt động từ giữa năm 2008 đến nay chỉ có khoảng 10 gian hàng thuê hoạt động dù đã đưa ra nhiều chính sách kêu gọi người bán cả trong lẫn ngoài nước.

So với Sanding TAM thì Trung tâm NPL dệt may, da giày của Công ty TNHH Liên Anh (đặt tại xã Tân Bình, huyện Dĩ An, tỉnh Bình Dương) quy mô hơn, diện tích 8,5ha gồm chợ NPL, kho nội địa, kho ngoại quan, khu văn phòng làm việc, phòng hội nghị... Trung tâm NPL rộng 20.520m2, với 1.430 gian hàng, đầu tư trên 100 tỷ đồng đã hoạt động từ tháng 5-2009 cũng rơi vào tình cảnh ảm đạm.

Bà Trương Thị Thúy Liên, Phó Tổng Giám đốc Công ty TNHH Liên Anh cho biết, dù đã có nhiều chính sách hỗ trợ nhưng chỉ có 50 DN đăng ký tham gia và trên thực tế chỉ 20 DN chính thức hoạt động.

20/1.430 gian hàng hoạt động, quả thật là bài toán khó cho nhà đầu tư khi mà hàng tháng DN phải trả lãi suất vay ngân hàng. Không thể đầu tư tiền tỷ để nhìn! Các DN đầu tư chợ NPL đã tính đến chuyện đổi công năng hoạt động để vớt vát phần nào nguy cơ lãng phí đầu tư!

Lãnh đạo Bộ Công thương và các DN dệt may, da giày tham quan tìm hướng tháo gỡ cho hoạt động Trung tâm nguyên phụ liệu Liên Anh. Ảnh: MỸ HẠNH

Thực tế, có quá nhiều cái khó để trung tâm NPL có thể đi vào hoạt động như mong ước. Việc này, ngay chính các nhà đầu tư, hiệp hội ngành nghề cũng không thể lường trước được. Ông Diệp Thành Kiệt, Phó Chủ tịch Hiệp hội Da giày VN nhìn nhận: “Để có “chợ” phải có người mua và người bán. Thế nhưng, người mua - những DN sản xuất của VN lại không có quyền mua NPL. Vì phần lớn đơn hàng sản xuất là hàng gia công. Ngay cả đơn hàng FOB cũng do nhà nhập khẩu chỉ định nguồn NPL”. Vì vậy, các nhà sản xuất không cần đến chợ để mua NPL.

Hơn nữa, hiện nay các DN sản xuất dường như đã có sẵn nhà cung ứng NPL quen thuộc. Và cách đặt, mua hàng cũng có nhiều thuận lợi. Do vậy, nhiều ý kiến cho rằng, để có thể thu hút người mua đến chợ, các trung tâm NPL này phải có được sự cạnh tranh về giá cả, thời gian cung ứng, mẫu mã.

Chợ NPL phải mang đến cái lợi cho người mua, vào chợ các DN tại VN có thể mua được hàng từ Trung Quốc, Thái Lan… Nhưng làm sao có thể kêu gọi, thu hút các nhà cung ứng nước ngoài vào chợ khi mà các vấn đề thuế, hải quan, kho ngoại quan… chưa có cơ chế hấp dẫn.

Cũng theo các DN sản xuất, các trung tâm hiện nay không thể gọi là trung tâm NPL đúng nghĩa vì thực tế nó mới chỉ là chợ vì nơi này chỉ mới có mặt bằng, nhà xưởng. Hiện các DN đầu tư trung tâm không đủ tiềm lực để thu hút người mua, người bán.

Giải pháp “cứu sống” chợ nguyên phụ liệu

Trong chuyến khảo sát, họp bàn tìm hướng tháo gỡ khó khăn cho Trung tâm NPL Liên Anh mới đây tại Bình Dương, Thứ trưởng Thường trực Bộ Công thương Bùi Xuân Khu đánh giá, giải quyết vấn đề này không đơn giản, đây là vấn đề mang tầm vĩ mô phải có sự can thiệp từ các bộ, ngành.

Ông Khu khẳng định, các hiệp hội, bộ ngành phải có giải pháp để giữ hoạt động của trung tâm NPL Liên Anh. Sẽ rất lãng phí nếu như nhà đầu tư buộc phải chuyển đổi công năng hoạt động. Đây là một nghịch lý vì gần 10 năm nay, Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex) đi tìm mãi mà vẫn chưa có chỗ để xây dựng trung tâm NPL, nay đã có chỗ lại không thể tổ chức hoạt động được.

Ông Khu gợi ý, với tiềm lực và vai trò đầu tàu của ngành, Vinatex có thể hợp sức, cùng đầu tư với Công ty Liên Anh để đưa sản phẩm của các thành viên Vinatex vào chợ cũng như mời gọi các DN NPL nước ngoài vào đây mua bán.

Trước mắt, Bộ Công thương sẽ rót kinh phí xúc tiến nội địa để các hiệp hội làm “nóng” trung tâm bằng cách tổ chức các hội chợ chuyên ngành để từng bước thu hút người mua, người bán đến đây. Công ty Liên Anh, các hiệp hội, Vinatex sẽ mời các DN cung ứng NPL, thành viên của hiệp hội dệt may, da giày nước bạn và liên kết với một số trung tâm NPL ở nước ngoài mang sản phẩm đến trưng bày, giới thiệu tại chợ. Trên cơ sở đó, từng bước sẽ lôi kéo người mua đến chợ.

Dù có nhiều khó khăn, các DN dệt may, da giày cũng đưa ra nhiều tín hiệu lạc quan để trung tâm NPL tồn tại, từng bước đi vào hoạt động. Theo đó, đơn hàng trên thế giới đang có xu hướng rút ngắn thời gian sản xuất từ 60 ngày xuống 35 ngày, 25 ngày. Hơn nữa, các DN trong nước cũng đang đẩy mạnh sản xuất FOB. Việc có một trung tâm NPL trong nước là thật sự cần thiết. Điều quan trọng, để phát triển ngành thời trang trong nước bắt buộc phải có nguồn NPL tại chỗ vì các nhà thiết kế sẽ có ý tưởng thiết kế dựa trên các NPL có sẵn trong tay.

(Theo MỸ HẠNH // SGGP online)

  • Rà soát, đơn giản hóa thủ tục hành chính: Liều thuốc hữu hiệu
  • Nên tổ chức bộ máy lãnh đạo quy hoạch kiến trúc ra sao?
  • Vì sao vẫn khó xây nhà giá thấp?
  • Hải quan và doanh nghiệp: Thiếu tiếng nói chung
  • 7 tháng, tổng thu NSNN ước đạt 222.120 tỷ đồng
  • Chuyện quản lý : Ðể tránh những nghịch lý
  • Đi tìm mô hình tăng trưởng
  • Rẻ ngoại - đắt nội!
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi