Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Tái cấu trúc: Khí thế rầm rộ, kết quả là ẩn số

Mục đích cao nhất của việc cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước không phải là bán được nhiều tiền mà thay đổi phương thức quản trị.

Bộ Tài chính cho biết Chính phủ đã thông qua đề án tái cấu trúc tập đoàn, tổng công ty Nhà nước và chuẩn bị ban hành kế hoạch hành động. Đây là một trong 3 trọng tâm đột phá cần làm ngay để thực hiện tái  cấu trúc toàn bộ nền kinh tế bên cạnh việc đột phá trong tái cấu trúc hệ thống ngân hàng và đầu tư.

Rầm rộ tái cấu trúc

Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam Trần Đình Thiên tâm sự từ cuối năm ngoái đến nay, đi họp ở bất cứ hội thảo, hội nghị kinh tế nào cũng thấy bàn đến tái cấu trúc. Khí thế tái cấu trúc rầm rộ khắp nơi cho thấy đã có sự đồng thuận cao về vấn đề này. Tuy nhiên, thực hiện như thế nào vẫn còn là ẩn số vì "chưa thấy doanh nghiệp (DN) nào có đề án cụ thể và không biết bao giờ thì có".

Bắt đầu từ trung tuần tháng 2, Bộ trưởng Bộ Tài chính Vương Đình Huệ liên tục tham dự lễ ký cam kết cắt giảm 5%-10% chi phí của các tập đoàn kinh tế Nhà nước, coi đây là hành động cụ thể khởi động quá trình tái cấu trúc DN. Từ nay đến cuối tháng 2, những lễ ký như vậy sẽ tiếp tục diễn ra ở một số "ông lớn" khác như Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam, Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Tổng công ty Hàng hải Việt Nam...

Ấn tượng hơn cả là tái cơ cấu hệ thống ngân hàng. Sau kết quả thành công với "phép thử" sáp nhập 3 ngân hàng nhỏ đầu tiên vào cuối năm 2011, Ngân hàng Nhà nước đã công bố trong quý I năm nay sẽ có thêm 3-8 ngân hàng tiếp tục được sáp nhập.

Không công bố cụ thể danh sách cũng như tiến độ của đợt sáp nhập thứ 2 này nhưng Ngân hàng Nhà nước cũng hé lộ thêm về kế hoạch tái cơ cấu ngân hàng  bằng việc công bố 4 nhóm ngân hàng ứng với các chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng từ 0%-17% trong nửa đầu năm 2012. Trong đó có khoảng "mươi" ngân hàng hoạt động yếu kém, không được tăng trưởng tín dụng ít nhất đến tháng 6 năm nay.

 Tái cấu trúc DN Nhà nước là nhu cầu bức thiết. Trong ảnh: Hành khách đi máy bay Vietnam Airlines

Tái cấu trúc DN Nhà nước là nhu cầu bức thiết. Trong ảnh: Hành khách đi máy bay Vietnam Airlines


Bước đi nhanh nhất

Theo ông Nguyễn Đình Cung, Trưởng Ban DN đổi mới Nhà nước, bước đi nhanh nhất để thực hiện tái cơ cấu DN Nhà nước là cổ phần hóa, rút bớt tỉ lệ sở hữu của Nhà nước tại DN.

Trong hội thảo "Tái cơ cấu DN Nhà nước tại Việt Nam" được Văn phòng Chính phủ tổ chức tuần trước, phó trưởng Ban Chỉ đạo đổi mới và phát triển DN Phạm Viết Muôn cho biết trong quý I/2012, cả nước sẽ phải hoàn thành kế hoạch sắp xếp 21 tổng công ty Nhà nước. Nghĩa là từ nay đến hết tháng 3, bình quân 2 ngày phải sắp xếp xong một tổng công ty và đây dường như là nhiệm vụ bất khả thi. Với cơ chế hiện nay, cổ phần hóa một DN Nhà nước cần khoảng thời gian một năm, vì thời gian kiểm toán một DN quy mô trên 500 tỉ đồng đã mất vài tháng, đến khi chào bán cổ phần có  thể rơi vào tình trạng không có người mua, lại phải tìm cách khác.

Theo kế hoạch đến năm 2015, cả nước còn 700 DN giữ lại 100% vốn Nhà nước, cổ phần hóa 600 DN. Ông Nguyễn Đình Cung cho rằng bước đi phù hợp để đẩy nhanh cổ phần hóa là tiến hành cổ phần hóa ngay tại các DN Nhà nước không nắm giữ 100% vốn theo đúng lộ trình. Thực hiện thoái vốn ở những lĩnh vực Nhà nước không cần nắm giữ tại các DN đã cổ phần hóa trước đây (khoảng 400 DN). Đối với DN Nhà nước nắm giữ 100% vốn, cần áp dụng công bố thông tin theo tiêu chuẩn quốc tế. Một vấn đề quan trọng khác là yêu cầu các DN Nhà nước thoái vốn tại các dự án đầu tư đa ngành để tập trung kinh doanh ngành nghề chính. Bên cạnh đó, cần thực hiện cơ chế chuyên trách về quyền chủ sở hữu Nhà nước.

Một trong những lý do làm chậm cổ phần hóa trong giai đoạn trước đây là thị trường chứng khoán lao dốc, nhiều DN trì hoãn cổ phần hóa với lý do bán vốn DN tại thời điểm đó với giá thấp sẽ gây thiệt hại cho Nhà nước. Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải trong một hội nghị quốc tế gần đây nhận xét đây là quan niệm sai lầm. Suy nghĩ này sẽ được thay đổi vì cổ phần hóa DN Nhà nước, mục đích cao nhất không phải bán được nhiều tiền mà là thay đổi được phương thức quản trị để tạo cơ hội cho các DN này hoạt động hiệu quả hơn.

(VEF)

  • Khi dân cày có thêm... casino!
  • Đại lý xăng dầu 'làm càn' do hoa hồng thấp?
  • Việt Nam: Thị trường sơ khai tiềm năng nhất thế giới
  • Ở Việt Nam đầu tư vào đâu lãi nhất?
  • Để tre Việt thành thương hiệu thời hội nhập
  • Thu phí giao thông: khó giảm ùn tắc, dễ tăng bức xúc
  • Cần phải làm gì với những cái "nhất" đặc trưng của kinh tế Việt Nam?
  • Tết làm “méo” bức tranh kinh tế tháng 1
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi