Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Tận dụng cơ hội, tăng sức mạnh cho nền kinh tế

Phiên họp thường kỳ tháng 3 của Chính phủ vừa diễn ra như luồng gió mới, mang lại niềm hy vọng và tin tưởng về khả năng phục hồi và phát triển của nền kinh tế. Tuy còn không ít băn khoăn, nhưng những nhận định, đánh giá tại phiên họp là có cơ sở. Trong đó, ý kiến đánh giá của ông Lê Đức Thúy, Chủ tịch Ủy ban giám sát tài chính quốc gia, được nhiều người quan tâm, chú ý.

Dấu hiệu phục hồi khá rõ


Theo ông Lê Đức Thúy, khủng hoảng kinh tế thế giới đang diễn biến khá phức tạp, còn có nhiều ý kiến khác nhau cho rằng liệu đây đã phải là điểm đáy hay chưa và khả năng phục hồi vào năm 2010 có khả thi hay không. Mặc dù vậy, vẫn có thể nhận thấy dấu hiệu phục hồi khá rõ, nếu không nói là tích cực. Ở Mỹ, đà suy giảm được chặn lại với nhiều tín hiệu đáng mừng. Giá cổ phiếu ngân hàng liên tục giảm trong 2 tháng cuối cùng của năm 2008 nay đã tăng trở lại. Thị trường nhà ở tại Mỹ ấm lên, doanh số xây dựng nhà mới tăng, chứng tỏ người dân bắt đầu quan tâm đầu tư trở lại. Suy kiệt tín dụng đã chững lại, nhất là khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ quyết định mua lại các khoản nợ xấu của một số ngân hàng. Trên thị trường chứng khoán Mỹ, số phiên tăng điểm nhiều hơn, mức tăng cao hơn. Giá dầu mỏ từ 40- 43 USD/ thùng, nhích lên 50- 53 USD/ thùng, cho thấy nhu cầu tiêu thụ có dấu hiệu phục hồi.

Tại Trung Quốc, với nhiều biện pháp kích cầu, khả năng phục hồi kinh tế sẽ sớm hơn dự đoán, không phải đợi tới cuối năm khi dư nợ tín dụng tăng hơn 26% trong tháng 3, mức tiêu thụ điện, tiêu thụ nhiên liệu cũng tăng, khẳng định sản xuất vẫn phát triển.

Tại Việt Nam, tuy 3 tháng qua, tăng trưởng GDP chỉ đạt 3,1% ,nhưng Việt Nam là 1 trong 12 quốc gia tăng trưởng dương, trong khi EU – 3,2%, Nhật Bản – 5,8%; Nga – 0,7%... Những triển vọng của nền kinh tế cho thấy, mức tăng trưởng GDP 3,1% có thể chính là mức đáy sự suy giảm kinh tế của Việt Nam. Lý giải vấn đề này, ông Lê Đức Thúy nêu rõ: quá trình suy giảm diễn ra từ quý 1- 2008. Khi đó, mức tăng trưởng đạt 7,49% sau giảm dần xuống 6- 5,8% và lại tăng lên 6,2%; quý 1- 2009 là 3,1%. Với nhiều yếu tố như vốn đầu tư thực tế tăng 9%; thị trường bất động sản ở Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh sôi động hơn, giá nhà đất tăng 20% so với mức đáy trước đây; thị trường chứng khoán có nhiều phiên tăng điểm, doanh số giao dịch có ngày lên tới 790 tỷ đồng, khối ngoại mua ròng, bán ra ít hơn mua vào và kéo dài 4- 5 phiên liền…, nhiều khả năng GDP quý 2 sẽ không thấp hơn mức 3,1% và tiếp tục nhích lên cao hơn, đạt 5- 5,5% trong năm 2009.

Điều hành thích ứng với tình hình mới


Trả lời câu hỏi Việt Nam có thể sử dụng quỹ dự trữ ngoại hối để thúc đẩy nền kinh tế hay không, ông Lê Đức Thúy khẳng định hoàn toàn có thể được và là quyền của Thủ tướng Chính phủ. Ông Thúy cho biết, khủng hoảng kinh tế năm 1998, dự trữ ngoại hối của Việt Nam chỉ có 1 tỷ USD nhưng ta vẫn có thể sử dụng một phần, để rồi sau đó chèo lái tăng lên 2,5 tỷ USD. Từ 10 tỷ USD dự trữ ngoại hối năm 2006, nay Việt Nam có hơn 20 tỷ USD nên Chính phủ hoàn toàn có thể sử dụng 1- 2 tỷ USD từ quỹ này để kích thích tăng trưởng kinh tế mà không lo mất an toàn trên thị trường ngoại hối. Tuy nhiên, ông Thúy lưu ý tới các yếu tố có thể gây lạm phát.

Về việc có điều chỉnh chỉ tiêu tăng trưởng GDP xuống 5- 5,5%, ông Thúy nêu quan điểm: điều chỉnh hay không điều chỉnh về bản chất không có gì khác nhau bởi chỉ tiêu này chỉ mang tính định hướng. Về mặt pháp lý, việc điều chỉnh không gây ảnh hưởng gì nhưng cần xử lý các vấn đề liên quan tới chỉ tiêu tăng trưởng, chẳng hạn bội chi ngân sách, lạm phát… Ông Thúy tin tưởng Chính phủ sẽ có biện pháp điều hành linh hoạt để thích ứng với tình hình mới, quan trọng hơn cả là sự đồng thuận xã hội sẽ mang lại thành công.

Về các chính sách tài chính tiền tệ, ông Lê Đức Thúy cho rằng nên phát huy mạnh mẽ hơn hiệu quả của gói kích cầu, mở rộng diện hỗ trợ lãi suất, bảo lãnh tín dụng, kéo dài thời gian hơn cho tới hết năm 2010 nhưng phải tuân thủ các điều kiện tín dụng. Ông Thúy đề nghị, để ổn định kinh tế vĩ mô, cần tiếp tục giảm lãi suất tái cấp vốn, lãi suất tái kết cấu của các tổ chức tín dụng từ 6- 8% hiện nay xuống còn 4- 6% để giúp giảm chi phí vốn. Đây cũng là lúc nên tăng cường huy động trái phiếu bằng ngoại tệ bởi cơ hội vay ngoại tệ với giá rẻ như hiện nay sẽ không kéo dài. Ông Lê Đức Thúy cũng dự báo, tỷ lệ lạm phát năm nay có nhiều khả năng dừng lại ở mức 6%.

Là chuyên gia về tài chính, ngân hàng, những ý kiến của ông Lê Đức Thúy có tính thuyết phục cao. Tất nhiên, để thực hiện được còn phụ thuộc nhiều vào diễn biến của khủng hoảng kinh tế thế giới, khả năng phục hồi của các nền kinh tế. Dù vậy, những nhận định, phân tích, đánh giá là cần thiết để từ đó có được định hướng đúng, tận dụng cơ hội, tăng sức mạnh cho nền kinh tế Việt Nam./.
 

( Theo báo điện tử Hải Phòng)

  • Quản lý kinh tế vĩ mô vì sự tăng trưởng bền vững: Kinh nghiệm từ Hàn Quốc
  • Giá tiêu dùng: Khúc dạo đầu của xu thế mới
  • Ngân hàng Thế giới: Việt Nam vượt qua hai cú sốc kinh tế
  • Khởi đầu chu kỳ giảm
  • TPHCM và đồng bằng sông Cửu Long - Nâng tầm hợp tác để cùng phát triển
  • Sẽ có thêm nhiều giải pháp hỗ trợ nền kinh tế
  • Một góc nhìn về ứng phó khủng hoảng tại Việt Nam
  • Kinh tế Việt Nam 3 tháng đầu năm: “Hồng” hay “xám”?
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi