Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Tăng lương để nhìn lại chính sách thu hút đầu tư

Đã tới lúc các doanh nghiệp dệt may tính lại chuyện đặt nhà máy của mình ở đâu để giảm chi phí. Ảnh: Giang Sơn

Bà Tống Thị Minh, vụ trưởng vụ Lao động – tiền lương cho rằng, đề xuất vùng lương tối thiểu là lúc các địa phương phải nhìn lại chính sách thu hút đầu tư của mình.

Cách nhau cây cầu, lương đã khác

Huyện Bình Chánh của TP.HCM và huyện Bến Lức tỉnh Long An chỉ cách nhau một cây cầu nhưng người lao động ở hai khu vực này đang có mức lương tối thiểu khác nhau. Nếu làm ở huyện Bình Chánh, người lao động sẽ được hưởng mức lương tối thiểu của vùng 2 đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là 1,19 triệu đồng/tháng và 880.000 đồng/tháng với doanh nghiệp trong nước. Nếu làm ở huyện Bến Lức thì mức lương tối thiểu của người lao động theo vùng 3 là 1,04 triệu đồng/tháng trong doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và 810.000 đồng/tháng với doanh nghiệp trong nước.

Nhưng đứng từ vị trí của các chủ đầu tư, sự khác nhau giữa hai mức lương tối thiểu vùng này cũng sẽ là một trong những căn cứ để họ quyết định đặt nhà máy ở huyện Bình Chánh hay Bến Lức. Bởi chỉ cách nhau một cây cầu nhưng lại được xếp vùng lương tối thiểu thấp hơn, áp lực đối với doanh nghiệp cũng sẽ ít hơn và chuyện điều chỉnh lương cao hay thấp là quyền quyết định thuộc về doanh nghiệp.

Hay như tại Hà Nội, do sáp nhập Hà Tây, một số huyện thuộc tỉnh Hoà Bình, Vĩnh Phúc về nên hiện tại Hà Nội đang có tới ba mức lương tối thiểu. Vùng 1 được áp dụng cho các quận nội thành, vùng 2 là các huyện thuộc Hà Nội cũ và quận Hà Đông, Sơn Tây thuộc tỉnh Hà Tây cũ và vùng 3 là các huyện thuộc tỉnh Hà Tây cũ. Không ít doanh nghiệp sẽ cân nhắc đặt nhà máy ở huyện Mê Linh với lương tối thiểu áp dụng theo vùng 3 hay ở huyện Đông Anh là vùng 2 khi hai nơi này chỉ cách nhau một con đường.

Nhưng có thể điều này sẽ thay đổi khi các địa phương tự đề xuất vùng lương tối thiểu cho mình. Và cũng đã đến lúc chính các doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động như dệt may, da giày, chế biến gỗ, thuỷ sản... phải tính lại chuyện đặt nhà máy của mình ở đâu, vì nếu vào vùng lương tối thiểu cao, chi phí nhiều hơn, chưa kể phải đối diện với chuyện khan hiếm lao động.

Cân nhắc lương tối thiểu

Dù sao ở thời điểm này, giá nhân công rẻ vẫn đang là một lợi thế cạnh tranh khi nước ta đang xuất khẩu chủ yếu là hàng gia công, giá trị gia tăng không nhiều.

Bởi vậy, bà Minh cho rằng đây cũng là điều khiến các tỉnh phải cân nhắc kỹ lưỡng khi đề xuất vùng lương tối thiểu. Bởi sẽ ít có chuyện các tỉnh đề nghị xếp mình vào vùng lương tối thiểu thấp đi mà hầu như sẽ chỉ có chuyện tăng lên. Tăng như thế sẽ là tăng kép vì doanh nghiệp sẽ phải chịu tới hai lần tăng lương tối thiểu, một lần là tăng từ vùng thấp lên vùng cao và một lần là tăng theo lộ trình. Việc tăng kép cùng thời điểm ngày 1.1.2011 sẽ là gánh nặng cho không ít doanh nghiệp.

Như vậy sẽ không dễ dàng để các địa phương đề xuất nâng vùng lương tối thiểu của mình lên. Các địa phương sẽ buộc phải nhìn lại nhu cầu thu hút đầu tư của mình. Trong bối cảnh tỉnh nào cũng đang trải thảm đỏ mời gọi các nhà đầu tư như hiện nay, tăng vùng lương tối thiểu sẽ làm giảm đi lợi thế thu hút đầu tư.

“Đây là một thực tế bởi qua nhiều lần lấy ý kiến tăng lương tối thiểu, nhiều doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã nói thẳng với tôi là họ sẽ chuyển nhà máy sang Trung Quốc hay Bangladesh nếu lương tối thiểu cứ tăng thế này”, bà Minh nói.

Tận dụng lợi thế vùng ven

Xu hướng đẩy các nhà máy thuộc các ngành sử dụng nhiều lao động ra vùng ven đô hoặc những vùng lương tối thiểu thấp đang diễn ra. Đây là cơ hội cho nhiều tỉnh có điều kiện thu hút đầu tư kém thuận lợi. Ví dụ như tại tỉnh Bắc Giang, hiện đang có 20 doanh nghiệp may mặc sử dụng thường xuyên khoảng 10.000 lao động. Hiện tại nhiều doanh nghiệp dệt may đã thuê đất trong các khu công nghiệp của tỉnh này để xây dựng nhà xưởng. Một trong những lý do chính là lương tối thiểu thấp ở vùng 3 và vùng 4 nên giá nhân công rẻ, lao động dồi dào.

(Theo Tây Giang - SGTT)

  • Khi ISO về... xã
  • Bài học từ kế hoạch 5 năm phát triển kinh tế - xã hội
  • Thu múa lúa tạm trữ: Khó cả đôi đường !
  • Tạo bước phát triển đột phá, bền vững trong nhiệm kỳ mới
  • Băn khoăn với ghép phí vào thuế
  • Tập đoàn ở Việt Nam và cách giải cứu không giống ai
  • Mỗi năm Việt Nam trả nợ nước ngoài hơn 1 tỷ USD
  • CPI không đủ khả năng gây xáo trộn lớn trong ngắn hạn
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi